Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Chất Kháng Oxy Hóa trong Thức Ăn cho Gà Đẻ
Việc bổ sung các nguồn lipid vào khẩu phần của gà đẻ là một biện pháp phổ biến vì giúp gia tăng hàm lượng năng lượng, cải thiện hiệu quả chuyển hóa thức ăn và độ ngon miệng của thức ăn, đồng thời tạo điều kiện cho sự hấp thụ và tiêu hóa các thành phần không phải lipid, cũng như là nguồn cung cấp các a-xít béo thiết yếu.
Ngoài những chức năng đã đề cập trên, lipid còn có những tác dụng đặc biệt đối với cơ thể như:
- Hầu hết quá trình tổng hợp lipid ở gia cầm diễn ra trong mô gan. Vì quá trình sản sinh lipid (lipogenesis) xảy ra hầu như chỉ ở gan nên gia cầm dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như gan nhiễm mỡ (hepatic lipidosis) (Bertechini, 2012).
Việc bổ sung dầu hoặc chất béo vào thức ăn như một nguồn a-xít béo không bão hòa (unsaturated fatty acids) là điều cần thiết để vật nuôi đủ có được chất và hàm lượng dinh dưỡng. (Nogueira và cộng sự, 2014).
Trong giai đoạn trước khi bắt đầu đẻ, gà mái tơ giảm lượng thức ăn tiêu thụ do stress trong sản xuất trao đổi chất, thực tế này cho thấy cần phải tăng mức năng lượng trong khẩu phần để gà có thể tích lũy dự trữ cho sản xuất trứng.
- Stress ảnh hưởng đến sinh lý của gia cầm ở mọi giai đoạn nuôi, gây ra các phản ứng oxy hóa chuyển hóa, nếu ở mức độ cao thì sẽ làm giảm năng suất và tăng nguy cơ mắc bệnh, vì stress oxy hóa sẽ thay đổi hoạt động chức năng của hệ miễn dịch (Souza, 2022).
Một lưu ý quan trọng thường gặp ở động vật không nhai lại là thành phần a-xít béo trong khẩu phần ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần lipid tích tụ trong cả thịt và trứng.
- Trứng được coi là một trong những loại thực phẩm hoàn chỉnh nhất không chỉ vì là thực phẩm tự nhiên và là nguồn cung cấp protein giá rẻ, trứng còn chứa chất béo, vitamin, khoáng chất và ít calorie.
- Đây là nguồn dự trữ dưỡng chất quan trọng có lợi cho sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút và điều hòa hệ miễn dịch (Amaral và cộng sự, 2016).
Do có thành phần giàu a-xít béo thiết yếu nên trứng dễ bị hiện lượng oxy hóa lipid ngay sau khi được sản xuất bởi gà đẻ.
- Theo Amensour và cộng sự (2010), mặc dù quá trình oxy hóa không được coi là vấn đề, nhưng khi các thành phần giàu a-xít béo không bão hòa được bổ sung vào khẩu phần vật nuôi và từ đó, việc sản xuất trứng chứa hàm lượng cao các a-xít chuỗi dài này (long-chain acids) có thể làm tăng nguy cơ trứng bị hư hỏng do sự oxy hóa, ảnh hưởng đến chất lượng trứng và dẫn đến sự hình thành các hợp chất độc hại trong trứng.
- Quá trình oxy hóa là một cơ chế xảy ra trong mô thực vật và động vật cũng như trong các phụ phẩm (by-products) từ thực động vật, như chất béo và dầu.
Các chất xúc tác như ánh sáng, nhiệt, gốc tự do (free radicals), ion kim loại và sắc tố sẽ thúc đẩy ra một quá trình phức tạp gọi là quá trình oxy hóa lipid khi có sự hiện hữu của oxygen. (Laguerre và cộng sự, 2007).
Quá trình oxy hóa lipid trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm có tầm quan trọng lớn. Khi lipid dạng không bão hòa đa (polyunsaturated lipids) bị oxy hóa, chúng tạo thành hydroperoxide, dễ bị oxy hóa hoặc phân hủy thành các sản phẩm phản ứng thứ cấp như aldehyde chuỗi ngắn, ketone và các hợp chất oxy hóa khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tổng thể của thực phẩm, bao gồm mùi thơm, hương vị, giá trị dinh dưỡng và gây hình thành các hợp chất độc hại (Vercellotti và cộng sự, 1992).
- Việc tiếp xúc với ánh sáng, điều kiện bảo quản, chế biến, thời gian và nhiệt độ của trứng có thể gây ra tổn thương từ oxy hóa.
Việc sử dụng các hợp chất kháng oxy hóa có trong khẩu phần vật nuôi hoặc thậm chí là các hợp chất tổng hợp là một trong những cơ chế phòng vệ chống lại các gốc tự do có thể được sử dụng trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm và đồ uống, cũng như trong y học, và bản thân các loại thuốc thường làm tăng sự sản sinh các gốc này trong tế bào (Doroshow, 1983; Halliwell và cộng sự, 1995; Weijl và cộng sự, 1997).
- Thị trường ngày nay muốn bảo đảm các sản phẩm được tạo ra từ chuỗi sản xuất thực phẩm có nguồn gốc từ động vật phải đáng tin cậy thông qua các chứng nhận và quy định quốc tế, thậm chí phải cân nhắc đến phúc lợi động vật là chính sách chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Theo quan điểm trên thì đã có những tiến bộ trong nghiên cứu nhằm đưa các sản phẩm thay thế khả thi vào khẩu phần cho gà mái đẻ, như các chất chiết xuất thực vật (Fukayama và cộng sự, 2005) và vitamin đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn và kháng oxy hóa và thúc đẩy cải thiện năng suất vật nuôi và phản ứng miễn dịch (Brugalli, 2003).
- Các khoáng chất như selenium, đồng, kẽm, mangan và sắt, cũng như các vitamin như C, E và A, carotenoid như beta-carotene, lycopene và lutein, và tannin như catechin, đáng chú ý vì vai trò của chúng trong việc chống lại quá trình oxy hóa (Halliwell & Gutterdge, 1999).
- Các hợp chất được tìm thấy trong tế bào thực vật, chẳng hạn như lycopene, xanthine, betacarotene, lutein, cryptoxanthin, zeaxanthin và astaxanthin, là tiền chất của vitamin A, cũng là chất kháng oxy hóa vì chúng có thể oxy hóa các gốc oxygen (oxygen radicals), điều này rất cần thiết để trung hòa các phân tử có hại này (Valduga, 2009).
Các chất phenolic là sản phẩm của quá trình trao đổi chất thứ cấp của thực vật và có thể được tìm thấy trong các mô thực vật ở cả dạng tự do và dạng liên kết với đường và protein. Các chất này có đặc tính kháng oxy hóa, vì chúng hoạt động như các tác nhân oxy hóa-khử, góp phần trung hòa các gốc tự do trong cơ thể (Silva, 2010).
Với mục đích cải thiện năng suất của gia cầm và chất lượng trứng nhờ hoạt tính kháng oxy hóa, nhiều nghiên cứu tập trung vào việc bổ sung hợp chất thực vật vào thức ăn cho gà mái đẻ.
- Radwan và cộng sự (2008) phát hiện rằng việc bổ sung oregano, hương thảo (rosemary), húng tây (thyme) hoặc nghệ tây (saffron) có thể cải thiện năng suất sản xuất của gà mái, giúp ổn định oxy hóa trong trứng và giảm quá trình oxy hóa lipid lòng đỏ trong suốt thời gian bảo quản.
- Özeku và cộng sự (2011) đã báo cáo có sự cải thiện đáng kể về chiều cao lòng trắng trứng và giá trị đơn vị Haugh ở trứng của những gà mái được cho ăn hỗn hợp tinh dầu oregano, nguyệt quế (laurel), xô thơm (sage), sim (myrtle), thì là (fennel) và cam quýt (citrus).
- Zhao và cộng sự (2011) kết luận rằng việc bổ sung bột gừng (ginger powder) vào thức ăn cho gà đẻ làm tăng khối lượng trứng được sản xuất và độ ổn định lipid của thức ăn và trứng trong suốt thời gian bảo quản.
- Freitas và cộng sự (2013) phát hiện ra việc bổ sung chất kháng oxy hóa tổng hợp hoặc chiết xuất ethanol từ xoài (mango ethanolic extracts) giúp cải thiện chất lượng lòng trắng trứng và độ ổn định lipid của trứng.
- Papadoupoulou và cộng sự (2017) đã quan sát thấy rằng việc bổ sung polyphenol từ ô liêu (olives) vào khẩu phần thông qua nước uống của gà mái đẻ sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại do stress oxy hóa gây ra.
Theo nghiên cứu của Zhou và cộng sự (2021), việc bổ sung polyphenol từ trà (600 mg/kg) làm giảm một phần tác dụng có hại, thể hiện qua việc tăng hoạt động của các enzyme kháng oxy hóa, điều chỉnh tăng (up-regulating) biểu hiện của các gen liên quan đến chất kháng oxy hóa ở gà mái đẻ và tăng a-xít amin tự do trong lòng đỏ trứng.
- Các hợp chất khác, như dầu hạt chanh dây (passion fruit seed oil), rất giàu tocopherol, phytosterol, carotenoid và hợp chất phenolic, và được biết đến với tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại tác động của chất oxy hóa, đã được nghiên cứu về tác dụng kháng oxy hóa (Da Silva & Jorge, 2017).
- Chiết xuất thực vật và tinh dầu từ lâu đã được sử dụng trong y học và gần đây đã được khai thác sử dụng trong chăn nuôi.
Gần đây, việc sử dụng phụ gia thức ăn có nguồn gốc từ thực vật hoặc thảo dược đã được chú ý hơn và được coi là giải pháp thay thế cho các loại kháng sinh, men vi sinh và prebiotic thông thường và có thể sẽ là giải pháp thay thế lành mạnh cho sản xuất gia cầm chất lượng trong tương lai gần.