Site icon aviNews, la revista global de avicultura

Chất Lượng Gà Con – Phần I

Escrito por: H&N Technical Team
PDF

Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay)

Ấn tượng đầu tiên thường rất quan trọng và với ngành gia cầm chúng ta, chất lượng đàn gà con khi nhập vào nhà nuôi luôn là ấn tượng đầu tiên. Như vậy điều quan trọng ở đây là phải có các quy trình và công cụ phù hợp giúp ta đánh giá được chất lượng gà con tại nhà máy ấp và tại trang trại. Với thông tin đó, ta có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải thiện chất lượng.

Tại nhà máy ấp, cần phải nắm rõ các điều kiện ấp trứng đã tối ưu hay chưa và khi cần thì phải điều chỉnh và bảo đảm gà con đạt chất lượng tốt nhất trước khi được gửi đến khách hàng.

Mặt khác, trong quá trình nhận đàn gà con vào nhà nuôi, ta cần đánh giá điều kiện ấp nở, kiểm tra điều kiện bảo quản và vận chuyển có tối ưu hay không, và hơn nữa là phải chắc chắn rằng ta nhận được trứng có chất lượng tốt nhất.

Mục đích của bài viết kỹ thuật này là cung cấp hướng dẫn cho các quản lý nhà máy ấp và trang trại về việc đánh giá chất lượng gà con. Bài viết này xếp các yếu tố thành ba loại: trước khi ấp (preincubation), ấp (incubation) và sau khi ấp (post incubation).

Có thể hình dung rằng chất lượng gà con bắt đầu từ trang trại giống (breeder farm) trước. Trong bài viết này, ta sẽ xét các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng và cách các nhà quản lý nhà máy ấp tại nhà máy ấp và người chăn nuôi khi nhập đàn gà con vào nhà nuôi có thể đánh giá chất lượng.

CÁC YẾU TỐ TRƯỚC-KHI-ẤP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GÀ CON

Chất lượng của đàn bố mẹ (PS) quyết định chất lượng trứng ấp nở (HE)

1. Quản lý tại trang trại

Ví dụ, quản lý thức ăn kém sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vỏ trứng.

2. Tuổi của đàn bố mẹ (PS)

Khi đàn gà già đi, chất lượng vỏ trứng sẽ giảm xuống. Trong khi gà mái dưới 30 tuần tuổi có thể sản xuất ra nhiều gà con non hơn – đòi hỏi điều kiện úm gà con tốt nhất (để chúng phát triển hệ thống điều hòa nhiệt độ trong cơ thể), gà mái trên 67 tuần tuổi sẽ đẻ ra trứng kém chất lượng hơn (về cả vỏ trứng và chất lượng bên trong trứng).

3. Tình trạng sức khỏe của đàn bố mẹ (PS)

Bất kỳ bệnh nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng và/hoặc chất lượng bên trong trứng (viêm phế quản truyền nhiễm-infectious bronchitis), chất lượng và tỷ lệ sống của gà con (bệnh do Salmonella, Escherichia coli, Mycoplasma, chicken anemia virus, viêm não tủy gia cầm-avian encephalomyelitis, v.v.). Do đó, điều quan trọng là phải có kế hoạch giám sát và đánh giá tình trạng các bệnh này trong đàn gà.

4. Chất lượng thức ăn

Việc tuân thủ các hàm lượng khuyến nghị về vitamin và khoáng chất là rất quan trọng. Việc không tuân thủ đúng hàm lượng có thể làm giảm chất lượng gà con, khả năng sinh sản và/hoặc tỷ lệ ấp nở.

5. Chất lượng nước

Nước không đạt tiêu chuẩn có thể mang bệnh, độc tố hoặc hàm lượng kim loại/khoáng cao. Việc khử trùng nước liên tục có vai trò quan trọng để ngăn ngừa sự hiện hữu của vi khuẩn hoặc vi-rút trong nước. Ta cũng cần phải kiểm tra định kỳ chất lượng vi sinh và khoáng của nước.

6. Đặc điểm và chất lượng trứng ấp nở.

Khi ấp trứng dơ/bẩn thì sẽ luôn có nguy cơ nở ra những con gà con dễ bị bệnh do vi khuẩn (xem Biểu đồ 2 và Bảng 2).

Bảng 2. Ảnh hưởng của tình trạng vệ sinh của tổ đẻ đến số lượng vi khuẩn và tỷ lệ chết tích lũy trong đàn ở tuần thứ hai.

Bảo quản trứng: thời gian bảo quản càng lâu thì chất lượng gà con càng kém. Nghiên cứu của Tona (2003) cho thấy thời gian bảo quản trứng ấp nở càng lâu thì chất lượng gà con càng kém (xem Biểu đồ 3). Ngoài ra, tăng trọng ở ngày thứ 27 sau khi nhập đàn gà con vào nhà nuôi sẽ luôn thấp hơn ở đàn gà con nở ra từ những trứng được bảo quản trong thời gian lâu (hơn 14 ngày). Có thể sử dụng phương pháp Ấp Trứng Thời Gian Ngắn (Short Period of Incubation During Egg Storage-SPIDES) để giảm thiểu ảnh hưởng của việc bảo quản trứng trong thời gian dài.

7. Vận chuyển trứng ấp nở

Vận chuyển trứng ấp nở trong xe tải sạch sẽ và đã khử trùng. Chỉ dùng cho vận chuyển trứng ấp nở. Nhiệt độ phải nằm trong khoảng từ 18 đến 22°C và độ ẩm tương đối (relative humidity) từ 40 đến 60%.

Phải tránh ngưng tụ đóng nước (condensation) trên vỏ trứng bằng mọi giá vì tình trạng ẩm trên vỏ trứng sẽ làm suy yếu cơ chế phòng vệ tự nhiên của trứng chống lại vi sinh vật và tạo điều kiện tối ưu cho sự sinh sôi của vi sinh vật. Bảng dưới đây có thể được dùng để dự đoán sự ngưng tụ đọng nước có xảy ra nếu không có biện pháp can thiệp nào được thực hiện.

Bảng 3. Dự đoán tình trạng đổ mồ hôi có xảy ra hay không nếu không có biện pháp can thiệp nào được thực hiện.

Trong phần hai, ta sẽ bàn đến các yếu tố trước và sau khi ấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng gà con. Hãy theo dõi trong ấn bản tới.

PDF
Exit mobile version