Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) Philipino
Công Chúng Nên Biết Đến Lợi Ích Gia Cầm Mang Lại
THỰC PHẨM RẤT THIẾT YẾU CHO CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
Thực phẩm có lẽ là nhu cầu thiết yếu nhất của con người, và là thứ mà tất cả ai cũng đều liên quan đến. Thực phẩm là chủ đề xuyên suốt lịch sử nhân loại. Sự khan hiếm gây ra chiến tranh, đói khát thúc đẩy di cư, phong tục định hình xã hội con người.
- Trong nhiều năm qua, con người đã tìm tòi và phát triển nhiều công cụ và hệ thống khác nhau để đáp ứng các nhu cầu của mình, nhưng khi dân số toàn cầu (và nhu cầu) tăng lên, các hệ thống này cần phải được thay đổi để tiếp tục đáp ứng những nhu cầu đó.
- Nhu cầu đó đã dẫn đến sự phát triển của thương mại quốc tế – một hệ thống rộng lớn, phức tạp hỗ trợ các quốc gia cân bằng nguồn lực của họ, tạo điều kiện cho sự vận chuyển thực phẩm đến những nơi mà sản xuất địa phương không đáp ứng đủ.
Sự phát triển của hệ thống thực phẩm đã mang lại những thách thức và trách nhiệm quan trọng
- Các vấn đề như an toàn thực phẩm, an ninh lương thực, sức khỏe và phúc lợi động vật và sự bền vững đã trở thành vấn đề trọng tâm – có tầm quan trọng ngang hàng với sự sản xuất cung ứng.
- Đây là điều hiển nhiên đối với những người tham gia trong sản xuất thực phẩm, nhưng với người tiêu thụ thì chưa chắc được như vậy.
- Kết quả là, ngành sản xuất thực phẩm phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng: có một khoảng cách lớn giữa sự nỗ lực nội bộ ngành nhằm cung cấp thông tin kịp thời với sự nhận thức từ công chúng – vốn thường bị ảnh hưởng bởi thông tin không đầy đủ hoặc bị hiểu lầm.
Theo thời gian, vấn đề này đã dẫn đến một nghịch lý rất khó tránh khỏi. Ngành sản xuất thực phẩm – vốn là mấu chốt cho việc cung cấp nhu cầu thiết yếu của con người, đã bị biến thành mục tiêu của sự chỉ trích thường trực của công chúng – và trong đó, ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm cũng không là ngoại lệ.
- Đây là một nghịch lý phức tạp nhưng sẽ được thể hiện rõ ràng qua ngành gia cầm của chúng ta về sự xung khắc giữa nhận thức tự bản thân người trong ngành với nhận thức về ngành chúng ta từ người ngoài ngành.
Đúng là sự ảnh hưởng của chủ nghĩa ăn chay (vegetarianism) và thuần chay (veganism) đã phức tạp hóa cuộc tranh luận, với những quan điểm khác biệt nhằm thách thức vai trò của thịt trong một hệ thống sản xuất và cung ứng thực phẩm mạnh mẽ, bền vững và lâu dài.
Chúng ta phải làm rõ rằng chúng ta không đòi hỏi hay yêu cầu công chúng nên hay không nên ăn gì. Chúng ta luôn tôn trọng sự tự do lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, điều chúng ta không muốn thấy ở đây là có những người không thừa nhận những giá trị đã xác lập nên nền tảng của ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm.
- Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực toàn cầu, cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận, nhận thức công chúng về ngành sản xuất gia cầm vẫn còn chưa tương xứng với những đóng góp của ngành.
- Chúng ta phải thừa nhận với tư cách là một ngành sản xuất, chúng ta phải chịu một số trách nhiệm trong vấn đề này. Chúng ta đã thụ động với việc truyền đạt truyền thông về những gì chúng ta đại diện cho ngành sản xuất của chúng ta.
- Nhưng chúng ta không thể để ngành gia cầm, và theo đó là vai trò của chúng ta trong hệ thống sản xuất cung ứng thực phẩm, bị đóng khung bởi những quan niệm sai lầm và tin đồn thổi .
- Không giống như những bên chỉ trích, chúng ta sẽ không nhắm đến việc nói về (và tìm ra sai sót) những gì bên khác làm.
- Sự truyền thông của chúng ta phải xoay quanh những gì chúng ta đã và đang làm và những gì chúng ta làm thực sự tốt.
- Vì vậy chúng ta phải tận dụng những thành tựu, tiến bộ và thành công của chính ngành của mình để xác định quan điểm, thế đứng trong những cuộc thảo luận rộng nhằm bảo đảm rằng những đóng góp của ngành gia cầm chúng ta được công nhận và trân trọng.
Một mặt chúng ta đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc bảo đảm cho nền an ninh lương thực toàn cầu thông qua việc:
- Tối ưu hóa nguồn tài nguyên.
- Sự đổi mới và phát kiến.
- Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Ở mặt khác nữa, chúng ta đã không tích cực đưa công chúng vào trong quá trình phát triển của ngành gia cầm.
Kết quả là, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa không nhận thức được hệ thống sản xuất chăn nuôi gia cầm hiện đại đã thay đổi và phát triển như thế nào.
- Ví dụ, Dữ liệu của Tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO) cho biết lượng khí thải nhà kính trên mỗi đơn vị sản xuất thịt gia cầm đã giảm hơn 60% kể từ những năm 1960.
- Đây là một thành tựu lớn lao đạt được thông qua những nỗ lực xuyên sốt toàn bộ chuỗi sản xuất gia cầm, từ việc cải tiến di truyền đến tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và tăng cường chia sẻ tri thức.
- Tuy nhiên, bất chấp tất cả những tiến bộ tốt đẹp này, vẫn còn có một khoảng cách đáng kể giữa nhận thức của công chúng và thực tế.
Sự bất đồng này thể hiện rõ nhất tại Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống Thực phẩm (Food System Summit) gần đây do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Một cụm từ xuất hiện trong nhiều cuộc thảo luận là hệ thống thực phẩm đơn giản là đã “đổ vỡ”. Với những câu chuyện phản đối việc nuôi động vật làm thực phẩm, có một câu hỏi quan trọng rằng:
- Chúng ta có thể giải quyết vấn đề nhận thức như thế nào để ngăn ngừa sự ảnh hưởng tiêu cực lâu dài trên ngành gia cầm và trên toàn bộ hệ thống thực phẩm?
- Làm thế nào chúng ta có thể định hình lại về những gì chúng ta làm, lý do chúng ta làm như vậy và vai trò rất quan trọng của chúng ta trong hệ thống thực phẩm toàn cầu?
CÂU TRẢ LỜI CỦA TÔI LÀ “HÃY ĐỘT PHÁ”
Ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm từ lâu đã tiến hành cải tiến liên tục và trở nên minh bạch hơn.
- Các công ty và hiệp hội quốc gia ngành gia cầm đang ngày càng cam kết thực hiện hoạt động truyền thông hiệu quả, cởi mở và chủ động vì họ hiểu rằng điều này rất quan trọng đối với sức mạnh và bền vững của ngành.
- Dù những phản ứng mang tính phản hồi đôi khi sẽ cần thiết, nhưng như vậy sẽ không thể tạo ra ấn tượng lâu dài.
Khi công chúng đang cần thông tin và giải đáp, chúng ta có cơ hội xác định vị trí của ngành gia cầm như một ngành công nghiệp có tư duy tiến bộ, đáng tin cậy và sáng tạo như nội bộ chúng ta đã tự biết. Chúng ta chỉ cần dũng cảm hơn khi bước ra ngoài kia.
Điểm mạnh của ngành gia cầm là ở khả năng thu thập dữ liệu, ưu tiên sự hợp tác và thường xuyên cung cấp câu trả lời cụ thể – thường là trước khi một vấn đề được đưa ra trước dư luận và trước khi có yêu cầu của cơ quan quản lý hữu trách.
- Những nỗ lực của ngành gia cầm trong việc giải quyết tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh (antimicrobial use – AMU) và kháng thuốc kháng sinh (antimicrobial resistance – AMR) là một ví dụ tốt và cũng là một khuôn mẫu thiết thực cho sự chủ động liên lạc trao đổi.
- Việc tự nguyện áp dụng các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý (antimicrobial stewardship principles) trong cộng đồng Hội đồng Gia cầm Quốc tế (International Poultry Council – IPC) đã đưa ngành này trở thành tổ chức dẫn đầu về sức khỏe và phúc lợi động vật.
- Sự truyền tải thông điệp rõ ràng và dựa trên dữ liệu đã dần thu nhận được sự công nhận tích cực trên thế giới.
Sự cam kết sử dụng kháng sinh hợp lý này đã được nêu lên trong năm 2024 với dự án TRANSFORM do USAID dẫn đầu, trong đó Hội đồng Gia cầm Quốc tế (IPC) đóng vai trò chủ chốt, đã được đưa vào danh sách ‘Thay đổi Thế giới’ (Change The World) của Tạp chí Fortune.
- Đây là một thành tựu to lớn và chúng ta nên quảng bá rộng rãi về điều này. Thành tựu này đã chứng minh rằng sự truyền thông phối hợp và chủ động luôn có sức mạnh và có khả năng định hình quan điểm và nhận thức của công chúng.
- Hiện nay, IPC tập trung vào việc phát huy thành công này, bảo đảm tính liên tục và thống nhất về mục tiêu trong toàn thể thành viên của IPC nhằm đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng hơn.
- Như đã dẫn đầu về AMU và AMR, ngành công nghiệp gia cầm đang nhắm đến giải quyết những thách thức liên quan đến Cúm gia cầm với hướng tiếp cận minh bạch và chủ động.
- Có lẽ như thế giới đã quên rằng chính ngành gia cầm đang phải gánh chịu hậu quả của những đợt dịch bệnh Cúm gia cầm này.
- Việc sản xuất protein nguồn gốc từ động vật có tính an toàn, chất lượng cao và giá cả hợp lý đòi hỏi sự cam kết bảo vệ sức khỏe và phúc lợi động vật, và điều này bao gồm việc thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế để giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh Cúm gia cầm.
- Các hướng dẫn quy mô quốc gia và phương thức thực hiện hiệu quả nhất sẽ cung cấp một khuôn khổ rõ ràng trong đó tất cả các bên tham gia đều làm việc chủ động, bảo đảm mỗi bên đều đóng góp hiệu quả vào hoạt động phòng ngừa và quản lý dịch bệnh.
- Vai trò của IPC là ủng hộ sự tiếp cận toàn diện đối với Cúm gia cầm (Avian Influenza – AI), nghĩa là không tập trung vào một biện pháp can thiệp duy nhất mà sẽ cân nhắc đến tất cả các công cụ/giải pháp hiện hữu cũng như các điểm đặc thù của mỗi quốc gia hoặc khu vực.
Ngành Gia cầm có nhiều điều hay để quảng bá. Nhưng, trong một thế giới đầy thông tin, nếu một điều gì đó không được công chúng biết đến thì điều đó giống như chưa hề xảy ra hay tồn tại.
- Việc thiết lập lòng tin là rất quan trọng đối với chúng ta để hoạt động trong một hệ thống thực phẩm mạnh mẽ và bền vững, và điều đó đòi hỏi chúng ta phải truyền đạt một cách cởi mở các giá trị và đóng góp của ngành gia cầm. Chúng ta nên nhớ rằng có được lòng tin là không hề dễ dàng.
- Chúng ta phải liên tục làm việc để nâng cao sự nhận thức của bên ngoài, bao gồm cả nhận nhức của những người chỉ trích ngành chúng ta. Bởi vì, dù muốn hay không, việc xây dựng lòng tin sẽ cho giúp cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp gia cầm.
Sự cởi mở và minh bạch của ngành phải dựa trên chuyên môn của những người làm việc trong ngành. Kiến thức, kinh nghiệm và cam kết của các cá nhân tổ chức nội bộ ngành gia cầm đối với thúc đẩy năng suất cao sẽ là động lực thúc đẩy ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm vững bước tiến lên.
Chúng ta cần tạo ra những phương thức để giới thiệu và quảng bá những thành tựu của ngành gia cầm. Là một phần của tiến trình này, IPC nhắm đến những đóng góp của ngành gia cầm chúng ta và chia sẻ chúng trên các diễn đàn toàn cầu, ủng hộ vai trò của gia cầm trong hệ thống thực phẩm rộng lớn hơn của con người.
Chúng ta sẽ có cơ hội và quan trọng hơn là có trách nhiệm trong bối cảnh quốc tế để truyền đạt giá trị xã hội, kinh tế và văn hóa mang lại bởi ngành gia cầm. Bởi vì, nếu chúng ta không thể tự giúp chính mình, thì ai sẽ giúp chúng ta?
- Gia cầm đang ở vị thế đặc biệt để chứng tỏ vai trò dẫn đầu trong hệ thống thực phẩm toàn cầu của con người.
- Bằng cách sản xuất thực phẩm an toàn, giá cả hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng trên quy mô lớn, ngành gia cầm chúng ta mang lại các giải pháp thực tiễn cho những thách thức cấp bách.
- Tôi tin rằng đó chính là cơ hội giúp ngành chúng ta thu hẹp khoảng cách giữa nhận thức công chúng về chuỗi sản xuất gia cầm với những đóng góp thiết thực của ngành gia cầm.
Tôi có thể hơi thiên vị ở đây, nhưng tôi tin rằng ngành gia cầm là một ngành năng động, có nhiều những con người tài giỏi làm được những điều đáng kinh ngạc trên thế giới. Bằng cách quảng bá những gì chúng ta làm, cách thức chúng ta làm và lý do chúng ta làm, ngành gia cầm không chỉ có thể giải quyết những mối quan tâm và quan niệm sai lầm, mà còn có thể biến việc sản xuất chăn nuôi gia cầm thành động lực thúc đẩy sự thay đổi tích cực.
- Luôn luôn cam kết hoạt động có trách nhiệm và bảo đảm an ninh lương thực, chúng ta hiểu rằng gia cầm luôn là một thành phần quan trọng của một hệ thống thực phẩm toàn cầu bền vững.
- Nếu kiên định với những cam kết này, tôi biết rằng ngành gia cầm chúng ta sẽ xây dựng một tương lai nơi mà những đóng góp của chúng ta được thấu hiểu và trân trọng, cả từ trong và ngoài ngành.