Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Thông gió kiểu áp suất âm là phương pháp phổ biến nhất trong cài đặt thông gió của trang trại gia cầm khi có thời tiết lạnh nhờ vào sự đơn giản và chi phí ban đầu tương đối thấp.
- Quạt thông gió tạo ra áp suất âm bên trong nhà nuôi và giúp người chăn nuôi gia cầm kiểm soát được chính xác lượng không khí mới đi vào nhà nuôi.
- Các cửa hút gió phân phối đều không khí lạnh bên ngoài được hút vào bởi quạt thông gió vào khắp trong nhà nuôi và hướng luồng không khí dọc theo trần nhà – nơi không khí ấm (tạo từ đàn gia cầm và hệ thống sưởi) tích tụ gần trần nhà; nhờ đó, không khí mới này sẽ được làm ấm trước khi hướng xuống ngang tầm vật nuôi.
Điều này không phụ thuộc vào kích thước nhà nuôi dài 30 hay 200 mét; rộng 9 hay 18 mét; hay phụ thuộc vào giống nuôi là gà thịt, gà đẻ, gà giống hay vịt.
Với số lượng các cửa hút gió đủ và mức áp suất âm phù hợp, việc cung cấp không khí mới ấm cho tất cả vật nuôi trong nhà nuôi là tương đối dễ dàng thực hiện với chi phí và công sức thấp.
Nếu luồng không khí lạnh và nặngkhông đạt đủ tốc độ khi đi vào qua các cửa sập của nhà nuôi thì sẽ có xu hướng chuyển nhanh xuống sàn khi luồng không khí đó vào nhà nuôi, làm gà con bị lạnh và nền chuồng bị vón cục.
THÔNG GIÓ KIỂU ÁP SUẤT ÂM
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống thông gió kiểu áp suất âm là giúp người chăn nuôi gia cầm kiểm soát được tốc độ không khí sạch và mát ở bên ngoài đi vào nhà nuôi.
Mục đích ở đây là khi thời tiết lạnh, phải tối đa hóa khoảng cách luồng không khí mát di chuyển dọc theo trần nhà nuôi trước khi đưa xuống ngang tầm cao của vật nuôi.
- Không khí vào nhà nuôi càng nhanh thì thời gian không khí lưu lại gần trần nhà càng lâu, thời gian không khí đó trộn với không khí ấm tích tụ gần trần nhà càng lâu và khả năng làm mát cho vật nuôi khi không khí đó hạ xuống sàn nuôi càng thấp.
Ngoài ra, khi nhiệt độ của luồng không khí đi vào tăng lên, khả năng giữ ẩm của luồng không khí đó cũng tăng lên, giúp giảm thiểu ẩm trong lớp lót đệm chuồng tốt hơn.
THÔNG GIÓ KIỂU ÁP SUẤT ÂM VÀ GIẢM ÁP
Trong thông gió kiểu áp suất âm, sự giảm áp (depression) quyết định vận tốc luồng không khí đi vào qua các cửa hút gió của nhà nuôi.
- Giảm áp càng lớn thì không khí vào nhà càng nhanh.
- Giảm áp càng thấp thì không khí vào nhà càng chậm.
Giảm áp và vận tốc không khí đi vào cửa hút có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Trên thực tế, ta có thể biết được sự giảm áp của nhà nuôi bằng cách đo vận tốc của luồng không khí đi vào nhà qua cửa sập tường bên và sử dụng Đồ thị 1.
GIẢM ÁP TỐI ƯU
Người ta thường cho rằng yếu tố chính quyết định giảm áp tối ưu của một nhà nuôi là độ rộng của nhà nuôi.
- Có vẻ hợp lý khi giả dụ nhà nuôi càng rộng thì vận tốc không khí cần thiết để luồng không khí đi vào đến trung tâm nhà nuôi sẽ phải càng lớn và do đó, giảm áp cần thiết sẽ càng lớn.
Nhưng thực tế cho thấy yếu tố chính quyết định giảm áp tối ưu là nhiệt độ lạnh bên ngoài, hay cụ thể hơn là sự chênh lệch nhiệt độ không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà nuôi.
- Điều này là hợp lý nếu ta xem xét lý tại sao phải sử dụng cửa hút gió… để giữ luồng không khí lạnh, nặng gần trần nhà và làm ấm nó trước khi không khí hạ xuống sàn nuôi.
Nếu luồng không khí đi vào là ấm và tương đối nhẹ thì tại sao nó lại hạ thấp xuống đất?
- Phải nói rằng, nếu nhiệt độ không khí đó có nhiệt độ gần bằng nhiệt độ của không khí nóng trong nhà nuôi thì không khí đó sẽ không nặng hơn không khí trong nhà nuôi và vì vậy, sẽ có xu hướng lơ lửng gần trần nhà.
- Tuy nhiên, nếu luồng không khí đi vào lại mát hơn đáng kể và do đó, nặng hơn luồng không khí trong nhà nuôi thì luồng không khí mát này sẽ có xu hướng hạ xuống đất nhanh chóng nếu đi vào nhà với vận tốc thấp.*
QUỸ ĐẠO CỦA LUỒNG KHÔNG KHÍ ĐI VÀO
Ta đã lập được các phương trình để dự đoán lượng mức không khí dọc theo trần nhà đi vào qua cửa sập trước khi hạ xuống mặt đất và tính toán phương trình được dựa trên nhiều yếu tố khác nhau (ví dụ: áp suất tĩnh, kích thước cửa hút khí vào, loại cửa hút khí vào, vị trí cửa hút khí vào, v.v.).
Mặc dù chưa thể ra trả lời chính xác cho mọi trường hợp, nhưng các phương trình này có thể được sử dụng để tìm hiểu cách các yếu tố như chênh lệch nhiệt độ trong/ngoài nhà nuôi ảnh hưởng đến quỹ đạo của luồng không khí đi vào.
Ví dụ, đối với một cửa sập theo phong cách Âu châu điển hình được đặt gần trần nhà trơn nhẵn, mở 5 cm, ở áp suất tĩnh là 27 pascal, lớp không khí sẽ di chuyển khoảng 8 mét dọc theo trần nhà trước khi hạ xuống mức sàn nhà nuôi khi nhiệt độ bên ngoài là 21 oC và 27 oC bên trong (xem Bảng 1 ).
- Nhưng nếu nhiệt độ bên ngoài giảm xuống -1 độ C thì khoảng cách di chuyển sẽ chỉ còn 3.3 mét!
*Chú thích của người dịch: Chỉ có một số thiết bị máy tính trên thị trường Tây Ban Nha có chức năng tăng dần sự giảm áp của nhà nuôi hoặc tăng dần tốc độ không khí hút vào khi nhiệt độ bên ngoài giảm. Chức năng này được ưa chuộng vì giúp có đủ luồng dẫn không khí vào thích hợp khi nhiệt độ bên ngoài thấp; và khi nhiệt độ bên ngoài tăng thì máy tính sẽ giảm dần sự giảm áp/tốc độ không khí hút vào, tăng hiệu suất của quạt hút (mét khối không khí mỗi giờ và mỗi watt tiêu thụ).
Vì vậy,khi vào một chiều mùa thu, luồng không khí đi vào qua cửa sập có thể dễ dàng đi đến trung tâm của một tòa nhà nuôi gia cầm rộng 15 mét, nhưng khi vào ban đêm, luồng không khí lạnh đi vào có thể hạ xuống đất, cách bức tường bên hơn 3 mét.
- Môi trường cho đàn gia cầm có thể lý tưởng vào buổi chiều và tương đối mát mẻ vào ban đêm với điều kiện cùng một lối vào nhà nuôi, giảm áp và quạt thông gió hoạt động.
- Đây là lý do người chăn nuôi cần đánh giá quỹ đạo của luồng không khí đi vào nhà nuôi khi nhiệt độ bên ngoài xuống mức thấp nhất.
- Nếu phạm vi luồng không khí đi vào nằm trong mức cho phép khi sáng sớm hoặc buổi tối thì quỹ đạo của luồng không khí đi vào vẫn trong mức chấp nhận được khi nhiệt độ bên ngoài tăng lên trong ngày.
Mặc dù tốc độ không khí hút vào thường cao hơn khi nhiệt độ bên ngoài giảm, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là việc thiết lập các giá trị giảm áp cao hơn vào máy tính có thể không cải thiện được quỹ đạo của luồng không khí đi vào.
- Đây là do máy tính điều khiển của nhà nuôi đó làm tăng sự giảm áp bằng cách giảm độ mở của cửa hút không khí vào.
Có thể thấy, khi độ mở của cửa hút không khí vào giảm thì luồng không khí từ cửa sập cũng giảm theo.
- Điều này giải thích tại sao đôi lúc nên tăng sự giảm áp bằng cách đóng một phần cửa sập của ngôi nhà (tức là 1/4, 1/3, v.v.).
- Việc này sẽ giúp người chăn nuôi tăng sự giảm áp mà không làm giảm độ mở của cửa sập.
GIẢM ÁP NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?
Mặc dù không có sự giảm áp duy nhất nào phù hợp trong mọi trường hợp, nhưng nhìn chung, nên đặt giảm áp từ 12 đến 32 pascal (4.6 đến 7.1 mét/giây) trong hầu hết các nhà nuôi gia cầm.
- Thiết lập sự giảm áp thấp sẽ hiệu quả nhất khi khí hậu vừa phải hoặc nóng, với điều kiện độ mở của cửa hút không khí vào phải lớn hơn (5 cm trở lên).
- Ngược lại, đặt sự giảm áp cao hơn sẽ thích hợp khi khí hậu lạnh hơn với điều kiện độ mở của cửa hút không khí vào nhỏ hơn (3 đến 5 cm).
Việc xác định sự giảm áp và độ mở của cửa hút không khí vào tối ưu đòi hỏi phải thử nghiệm nhiều lần.
- Người chăn nuôi gia cầm có thể quan sát quỹ đạo của luồng không khí đi vào bằng cách gắn dải băng (tape) kiểm tra dài từ 13 đến 25 cm vào mái nhà trước một hoặc hai cửa sập cách nhau vài mét từ tường bên cho đến điểm cao nhất của mái nhà nuôi.
Khi quạt thông gió tối thiểu đang hoạt động, dải băng gần sát tường bên nhất sẽ song song với trần nhà, trong khi dải băng gần điểm cao nhất của trần nhà sẽ gần như không động đậy, điều ấy cho thấy không khí đang di chuyển từ từ về phía sàn nhà nuôi.
- Vì luồng không khí sẽ thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài nên người chăn nuôi gia cầm cần phải quan sát xuyên suốt cả ngày, đặc biệt vào sáng sớm và buổi tối khi nhiệt độ bên ngoài nhà nuôi trở nên mát hơn.
Người chăn nuôi gia cầm thường nhận thấy rằng nếu họ có thể đưa luồng không khí đi vào gần trung tâm của nhà nuôi trong những thời gian có nhiệt độ mát hơn trong ngày thì quỹ đạo của luồng không khí sẽ được cải thiện khi nhiệt độ bên ngoài tăng lên trong ngày.