Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Hệ thống ổ đẻ (nesting) được thiết kế để tối đa hóa việc sản xuất trứng sạch, dễ ấp, không bị ô nhiễm và không tiếp xúc với độ ẩm.
Thật không may, đôi khi nhà sản xuất chăn nuôi sẽ gặp một đàn gà không chịu vào ổ đẻ mà đẻ trứng bên ngoài ổ đẻ (trên nền chuồng hoặc trên sàn lát).
Trong những trường hợp nghiêm trọng, nếu một phần đáng kể đàn gà đẻ bên ngoài ổ đẻ, hiệu suất nở và chất lượng gà con có thể bị ảnh hưởng. Hơn nữa, việc thu thập trứng trên sàn đòi hỏi thêm nhân công và tạo ra rủi ro về an toàn sinh học trong trại giống.
- Một khi gà mái bắt đầu đẻ trứng bên ngoài ổ đẻ, sẽ rất khó để thay đổi hành vi này.
CHẶN THÓI QUEN TRƯỚC KHI CHÚNG BẮT ĐẦU
Mặc dù trứng trên sàn là một vấn đề trong thời gian sản xuất, nhưng có những biện pháp quản lý trong quá trình nuôi có thể ngăn ngừa trứng trên sàn. Trong một số trường hợp, chim không thể dễ dàng tiếp cận ổ đẻ vì chúng không học cách nhảy vào khi nuôi.
Làm giàu môi trường nuôi dưỡng là một lựa chọn khả thi để dạy chim cách leo trèo và nhảy.
- Việc lựa chọn đúng loại đậu cũng rất quan trọng. Nếu chim sẽ được chuyển đến hệ thống hộp làm ổ đẻ cơ học, hãy chọn cành đậu phẳng (không phải đậu kiểu A), tốt nhất là được sản xuất với cùng loại sàn lát (đậu) như loại có trong sản xuất.
Điều này sẽ khuyến khích chim nhảy lên trực tiếp và nhanh chóng làm quen với cách bố trí sản xuất mới.
Hình ảnh 1. Đi bộ chậm rãi và bình tĩnh qua đàn trong quá trình nuôi để kích thích chim di chuyển và hoạt động. Tiếp tục thực hiện trong suốt giai đoạn sản xuất để ngăn ngừa gà mái đẻ trứng trên nền chuồng.
Đặt các thanh đậu dạng sàn lát dưới một đường núm uống sẽ khuyến khích gia cầm chạy nhảy và làm chúng liên hệ giữa việc nhảy lên các sàn lát và uống nước. Chiều cao của các sàn lát không được cao hơn 45 cm.
Loại máng ăn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Với máng ăn dạng thau (pan feeders), chim sẽ di chuyển bên dưới máng ăn.
- Máng ăn dạng xích trong quá trình nuôi sẽ kích thích gia cầm di chuyển, nhưng cần phải được đặt đủ thấp để khuyến khích gà hậu bị nhảy qua đường chạy máng.
- Khi sử dụng máng ăn dạng thau trong quá trình nuôi, nên kết hợp thêm các đồ vật giải trí (enrichments) cho gia cầm. Có thể đặt ở nơi có ram dốc.
Hình 2. Nếu lắp máng ăn trên các sàn lát, hãy bảo đảm chiều cao phù hợp để gà mái có thể dễ dàng vượt qua máng ăn để tiếp cận ổ đẻ.
Cường độ ánh sáng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về trứng trên sàn trong tương lai. Cường độ ánh sáng quá thấp (<1 lux) trong quá trình nuôi có thể làm giảm hoạt động của chim.
- Do đó, cường độ ánh sáng phải được duy trì ở mức cho phép công nhân trang trại thực hiện các nhiệm vụ bình thường và đủ cao để thúc đẩy hoạt động của chim (2 đến 5 lux).
- Lưu ý rằng cường độ ánh sáng khi nuôi trên 5 lux có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng bị kích thích ánh sáng của con mái.
LÀM CHO Ổ ĐẺ ẤM THU HÚT VÀ DỄ TIẾP CẬN VẬT NUÔI
Gà mái cần cảm thấy an toàn khi đẻ trứng và sẽ tìm kiếm những khu vực tương đối tối để đẻ trứng. Chúng có nhiều khả năng đẻ trứng ở những nơi tối thay vì các hộp làm ổ đẻ có thể xa hơn.
- Do đó, hãy tránh những khu vực có bóng râm bằng cách chiếu sáng đồng đều và đảm bảo không có bóng râm bên cạnh các đầu các sàn lát và không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào hộp làm ổ đẻ.
Quá nhiều lớp lót nền trên sàn có thể khuyến khích gà mái đẻ trứng bên ngoài ổ đẻ. Giữ chiều cao của lớp lót ở mức 4 đến 6 cm tùy thuộc vào cách bố trí nhà và loại ổ đẻ.
Máng ăn và máng uống không bao giờ được cản trở việc vật nuôi tiếp cận hộp làm ổ đẻ. Treo máng ăn ở độ cao cho phép chim đi qua bên dưới hoặc đi qua chúng được đặt trực tiếp trên các sàn lát. Đảm bảo độ cao của máng uống, số chim trên núm uống và áp suất là chính xác.
Hình 3. ve đỏ
Gà mái có thể tụ tập quanh đường nước uống nếu không có đủ nước và chúng sẽ chặn lối vào ổ đẻ. Người chăn nuôi phải luôn tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và không giới hạn hoặc vượt quá số lượng núm uống khuyến nghị cho mỗi con vật.
- Luồng gió thổi vào cửa hộp làm ổ đẻ thay vì vào mái có thể làm chim hoảng sợ và bỏ ổ đẻ. Đảm bảo rằng tất cả các thiết lập thông gió và luồng không khí được hướng đúng vị trí.
Bên trong hộp làm ổ đẻ phải sạch sẽ và không có ký sinh trùng. Ký sinh trùng ngoài, chẳng hạn như ve đỏ, có thể làm khó chịu gà mái và khiến chúng tránh xa ổ đẻ. Nên tháo và giặt sạch các miếng lót bị bẩn, sau đó để khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.
- Việc dự trữ sẵn một số miếng lót (khoảng 20%) sẽ giúp bạn thay thế ngay những miếng lót bị dơ và tránh tình trạng để ổ đẻ không có miếng lót.
GIẢM THIỂU VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ
Thông thường, tỷ lệ trứng sàn trên 2% cho thấy có vấn đề hoặc cần phải cải thiện. Thu thập trứng trên sàn thường xuyên để chim không tạo thói quen đẻ trứng trên nền chuồng.
- Thu thập trứng sàn 4 lần mỗi ngày cho đến khi đàn được 27 tuần tuổi. Đi bộ có lặp lại cũng hữu ích để ngăn chặn con mái đẻ ở trong góc hoặc trên sàn.
Xác định xem gà mái có gặp khó khăn khi tiếp cận ổ đẻ không. Nếu việc nhảy có vẻ là một thách thức, hãy kiểm tra chiều cao của sàn lát (nên là 45 cm hoặc thấp hơn) và xem xét lắp đặt ram dốc như một giải pháp nhanh chóng.
- Kiểm tra nguồn nước và xác định xem đàn gà mái có tụ tập quanh núm uống và chúng có chặn đường vào ổ đẻ hay không.
Đảm bảo có đủ số lượng ổ đẻ. Vì khoảng 80% đàn sẽ đẻ trứng trong cùng một khoảng thời gian nên hộp làm ổ đẻ có thể trở nên chật chội. Những con gà mái không dễ dàng tìm được chỗ sẽ có xu hướng đẻ trên sàn.
KẾT LUẬN
Điều quan trọng là phải chủ động kiểm soát sự đẻ trứng sàn. Huấn luyện gà hậu bị ngay từ đầu khi nuôi, chú trọng vào khả năng di chuyển tốt. Đảm bảo các hộp làm ổ đẻ trong suốt giai đoạn sản xuất có thu hút vật nuôi và dễ tiếp cận.
- Nếu trứng có trên sàn thì vị trí và thời điểm có thể cung cấp manh mối về lý do con mái chọn đẻ trên sàn thay vì trên ổ.
Giám sát và khắc phục ngay khi phát hiện trứng sàn sẽ giúp ta giảm thiểu tác hại của vấn đề từ đầu chu kỳ sản xuất của đàn gia cầm.