Site icon aviNews, la revista global de avicultura

Làm Sao Để Tối Ưu Hóa Dinh Dưỡng cho Gia Cầm Và Duy Trì Lợi Nhuận Bền Vững?

PDF
profitability

Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino

Giống như các ngành kinh doanh khác, ngành chăn nuôi sản xuất gia cầm phải đối diện với những khó khăn, bao gồm biến động dòng tiền, lạm phát, suy thoái kinh tế và biến động thị trường. Bất chấp tất cả những thách thức và biến động liên tục đó, ngành gia cầm vẫn kinh doanh có lãi. Tuy vậy, vẫn cần phải có và áp dụng liên tục các phương pháp tối ưu hóa năng suất và lợi nhuận cho ngành gia cầm.

Lời khuyên chung cho việc tối đa hóa năng suất, lợi nhuận và tính bền vững kinh tế là cải thiện hiệu năng, giảm lãng phí, kiểm soát chi phí, xem xét giá cả và cải thiện cơ sở hạ tầng dài hạn.

Thức ăn chăn nuôi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và cơ cấu bền vững trên thế giới.

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN ĐẠT CHI PHÍ THẤP NHẤT

Lập công thức thức ăn đạt chi phí thấp nhất cũng củng cố tư tưởng rằng mức độ dinh dưỡng là cố định, được dựa từ những Bảng Dữ Liệu hoặc Hướng dẫn Nuôi Đàn Giống và coi đây là một yêu cầu tuyệt đối.

Mức dinh dưỡng có lợi nhuận cao nhất có thể thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi về chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và giá bán các sản phẩm gia cầm (gia cầm sống, thịt giết mổ gia cầm, các bộ phận giết mổ phân nhỏ, trứng nguyên vỏ hoặc trứng khối).

Một vấn đề thường gặp với việc lập công thức thức ăn đạt chi phí thấp nhất là khi giá các nguồn protein như bã đậu nành tăng lên, giải pháp theo mô hình toán học sẽ hướng đến giảm hàm lượng a-xít amin trong khẩu phần để chi phí thức ăn trở nên rẻ hơn.

Mặt khác, lợi nhuận có thể giảm nếu hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần của vật nuôi vẫn được duy trì trong khi giá sản phẩm gia cầm cuối cùng lại giảm. Mật độ chăn nuôi đàn gia cầm và thể trọng lượng bán ra thị trường cũng ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

CÁC GIẢI PHÁP THAY THẾ CHO VIỆC LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN HƯỚNG ĐẾN CHI PHÍ THẤP NHẤT

Thay vì chỉ xem xét đến việc lập chi phí thấp nhất có thể, ta có một cách tiếp cận phù hợp hơn là áp dụng công thức thức ăn để tối đa hóa lợi nhuận. Công thức thức ăn để tối đa hóa biên độ lợi nhuận sẽ cần đến sự lập trình phi tuyến tính (nonlinear programming), mô hình dựa trên máy tính (computer models) được liên kết với các trình tối ưu hóa (optimizers) hoặc kết hợp cả hai hệ thống.

Phương trình lợi nhuận dựa trên hiệu chỉnh một đường cong bậc hai (fitting quadratic curve) giữa chi phí thức ăn cho mỗi một đơn vị tăng trưởng hoặc thu nhập trên chi phí thức ăn so với năng lượng, các dưỡng chất và liều lượng các nguyên liệu thức ăn.  Các đường cong này được hiệu chỉnh (fitted) để thu được hàm (function) sẽ tạo ra các giá trị kinh tế tối ưu (economic optimums) khi mức năng lượng hoặc dưỡng chất thay đổi. Ngoài sử dụng các phương trình bậc hai, các hàm toán học khác cũng có thể phù hợp hoặc mang lại kết quả chính xác hơn để phù hợp với dữ liệu kinh tế và thí nghiệm này.

Dadalt và cộng sự (2015) đã so sánh các công thức tuyến tính và phi tuyến tính khi cho gà thịt ăn ở điều kiện hai mật độ nuôi khác nhau. Mật độ nuôi cao (high stocking density-HDH) với 14 con gà/m2 và mật độ nuôi thấp (low stocking density-LDH) với 10 con gà/m2 được tiến hành đánh giá so sánh. Cả hai hệ thống công thức đều tăng cường năng suất gà thịt với mức độ tương tự nhau. Tuy nhiên, thức ăn cho nhóm mật độ nuôi cao (HDH) sử dụng công thức tuyến tính làm giảm thể trọng của gà trống 42 ngày tuổi, nhưng chỉ số năng suất này lại không giảm khi sử dụng công thức phi tuyến tính.

Almeida và cộng sự  (2019) cũng đã đánh giá giá trị của lập trình phi tuyến tính đối với gà đẻ theo ba tình huống thị trường. Họ so sánh với khẩu phần được lập trình tuyến tính theo dữ liệu khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của Bộ Dữ Liệu Brazil, hướng dẫn về chủng giống gia cầm hoặc mô hình toán học để tối đa hóa năng suất.

Kết quả của những ảnh hưởng này sẽ không được thảo luận ở đây vì điều kiện không cho phép, nhưng nhìn chung, khi thức ăn chăn nuôi được xây dựng theo lập trình tuyến tính theo dữ liệu nhu cầu dinh dưỡng thu được từ các mô hình toán học và hướng dẫn về chủng giống gia cầm đã cho kết quả năng suất tốt hơn vì những công thức thức ăn này mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.

Tuy nhiên, các nghiệm thức hay các công thức thức ăn nhắm đến tối đa hóa năng suất đàn vật nuôi thì không mang lại lợi nhuận cao hơn. Lợi nhuận tối đa chỉ đạt được khi khẩu phần được thiết lập cho một tình huống thị trường thuận lợi bằng cách sử dụng lập trình phi tuyến tính thì thường duy trì được lợi nhuận tối đa trong từng điều kiện.

Tóm lại, lập trình phi tuyến tính là một công cụ giúp tối đa hóa lợi nhuận.

MÔ HÌNH HÓA DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN CHO GIA CẦM ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN

Một ít nhóm nghiên cứu hàn lâm và vài công ty tư nhân như NOVUS International, Cargill, Aviagen và Trouw Nutrition, đã đề xuất ra nhiều mô hình dinh dưỡng. Nhiều mô hình trong số đó đãkhông còn khả dụng nữa do ít được áp dụng rộng rãi trong ngành gia cầm hoặc vì không được cập nhật thường xuyên.

Bảng 1 đưa ra danh sách tổng quan nhưng chưa đầy đủ các mô hình toán học đã hoặc hiện được công bố-truy cập công khai và liên quan đối với việc tối ưu hóa dinh dưỡng cho gia cầm.

Một trong những vấn đề chính đã hạn chế việc áp dụng, xác nhận, đánh giá và phát triển sâu hơn là nhu cầu tập huấn nhiều hơn về sự phát triển và sử dụng mô hình cho các chuyên gia dinh dưỡng.

Sự hiểu biết hạn chế về các nguyên tắc của các mô hình này và cơ sở khoa học vững chắc xuất phát từ việc hình dung hạn hẹp về vô số các ấn phẩm khoa học rời rạc trong nhiều thập niên vừa qua mà không có tài liệu tham khảo nào liên kết chúng với quá trình phát triển mô hình cụ thể.

Hầu hết các mô hình cơ học hiện nay đều có tính cố định (fixed) hoặc sử dụng một giá trị trung bình duy nhất, đại diện cho một con gia cầm trung bình trong một nhóm. Tính ngẫu nhiên (stochasticity) hoặc khả năng biến thiên tiềm tàng (potential variability) được thực hiện bằng cách mô phỏng nhiều lần sự phân bố của quần thể/đàn vật nuôi hoặc bằng cách thay đổi các yếu tố quan trọng nhất gây ra sự biến thiên.

Bảng 1. Các mô hình dinh dưỡng cho gia cầm đã được phát triển.

Gerry Emmans, Colin Fisher và Rob Gous từ Nam Phi đã phát triển các mô hình EFG cho gà thịt, gà giống, gà tây và heo. Hiện tại, chỉ có các mô hình EFG cho tăng trưởng của gà thịt và heo trên thị trường. Tiến sĩ Nilva K. Sakomura đã lãnh đạo sự phát triển các mô hình AVINESP tại Đại học tiểu bang São Paulo ở Jaboticabal, Brazil.

Các mô hình AVINESP đã được phát triển cho một số loài gia cầm: gà thịt, gà giống, gà hậu bị, gà đẻ và cút. AVINESP có mô hình dành cho gà thịt và gà đẻ. Hai mô hình này có thể được truy cập.

Hai mô hình cơ học này được dựa dựa trên lý thuyết do Gerry Emmans và cộng sự ở Scotland phát triển.

Các mô hình cơ học EFG và AVINESP được phát triển với một loạt các mô-đun để dự đoán nhu cầu năng lượng chuyển hóa (Metabolizable Energy-ME), năng lượng thuần (Net Energy-NE), a-xít amin (AA), calcium và phosphorus để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và sản xuất trứng.

Hình 1. Mối quan hệ bậc hai giữa mức protein cân bằng và lợi nhuận của gà thịt sống. Giá với đơn vị tiền tệ: đồng reals của Brazil. Protein cân bằng dựa trên khuyến nghị của Aviagen cho giống gà thịt Ross. Nguồn: Sakomura và cộng sự, 2024.

Hình 2. Mối quan hệ bậc hai giữa mức protein cân bằng và lợi nhuận của gà thịt đã chế biến. Giá với đơn vị tiền tệ: đồng reals của Brazil. Protein cân bằng dựa trên khuyến nghị của Aviagen cho giống gà thịt Ross. Nguồn: Sakomura và cộng sự, 2024.

Có một sự đồng thuận trong ngành rằng việc mô hình hóa dinh dưỡng là một hướng đi bền vững hơn để tiến hành nghiên cứu dinh dưỡng gia cầm. Mô hình hóa dinh dưỡng đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để tối ưu hóa bài tiết dưỡng chất và tối đa hóa lợi nhuận cho sự phát triển bền vững hơn của ngành chăn nuôi sản xuất gia cầm.

Báo cáo NASEM năm 2024 về “Nhu cầu Dinh dưỡng” của Gia Cầm (ấn bản sửa đổi lần thứ 10) khuyến nghị rằng giới nghiên cứu hàn lâm nên tiếp tục phát triển các mô hình toán học. Tuy nhiên, báo cáo của ủy ban NASEM chưa đề cập đến khía cạnh kinh tế định lượng vốn rất quan trọng và cần được đưa vào mô hình hóa dinh dưỡng gia cầm.

PDF
Exit mobile version