Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Chủng ngừa vắc-xin kháng Cúm gia cầm (AI) dường như đã khả quan hơn
Chúng ta đều nhận rõ mức ảnh hưởng của cúm gia cầm (AI) đến ngành gia cầm toàn cầu. AI là bệnh truyền nhiễm và gây tử vong cao này không chỉ gây ra thiệt hại kinh tế lớn mà còn đe dọa sức khỏe con người như một căn bệnh truyền nhiễm từ động vật (zoonotic disease). Tuy nhiên, các hãng dược phẩm đã có những tiến bộ mới trong việc phát triển vắc-xin kháng AI. Wageningen Bioveterinary Research (WBVR), một cơ sở tổ chức của Đại học & Nghiên cứu Wageningen tại Hà Lan, đã thử nghiệm bốn loại vắc-xin có tính khả thi. Nghiên cứu viên Evelien Germeraad của WBVR cho biết: sau khi nghiên cứu trong phòng lab thì có hai trong số các loại vắc-xin này có vẻ hứa hẹn.
Chúng ta không chỉ có một chủng cúm gia cầm (AI) để lo phòng chống. Theo Evelien Germeraad, trong thập niên vừa qua đã có nhiều phân nhóm khác nhau của vi-rút cúm gia cầm độc lực cao. Evelien với một số chuyên gia khác đều cùng thuộc nhóm nghiên cứu tại Wageningen Bioveterinary Research (WBVR) ở Lelystad (Hà Lan). Đây là viện đang nghiên cứu hiệu quả của các loại vắc-xin được đánh giá khả thi cùng với các đối tác từ Đại học Utrecht và Đại học Wageningen.
“Nếu xem lại dữ liệu năm 2003 thì chủng AI H7 có độc lực cao (HP) đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành gia cầm ở Hà Lan”, Evelien cho biết. Lúc đó, chính quyền Hà Lan đã phải tiêu hủy khoảng 30 triệu con gia cầm để đối phó và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này. Vào năm 2014, một đợt bùng phát dịch khác đã xảy ra và lần này do vi-rút HP H5N8 gây ra. Có 5 trang trại gia cầm đã bị nhiễm bệnh. Từ năm 2016 đến năm 2020 đã có một số trang trại bị dịch bệnh.
“Đợt bùng dịch bệnh gần đây nhất xảy ra vào tháng 10 năm 2021 và vẫn chưa được thực sự khống chế (tháng 5 năm 2023). Đợt bùng phát này có mức nghiêm trọng hơn nhiều và là đợt bùng phát lớn nhất ở Âu châu cho đến nay. Đã có hàng triệu con gia cầm bị tiêu hủy kể từ khi phát hiện ra loại vi-rút này lần đầu tiên, không chỉ phát hiện ở Hà Lan mà còn có trên khắp Âu châu. Và HPAI không chỉ giới hạn ở Âu châu mà đã lan rộng đến mọi nơi trên thế giới. “Thật sự rất khó để diệt trừ”.
- Vi-rút AI H5N1 đang hiện hữu có nguồn gốc từ các loài thủy cầm ở Siberia. Trong mùa đông, những loài thủy cầm này thường di cư đến các quốc gia nằm xa hơn về phía nam ở Âu châu. Ở đó, chúng sẽ được cư trú trong điều kiện ôn hòa hơn. Những đàn chim di cư này mang theo dịch bệnh, gây ảnh hưởng đến đàn gia cầm được chăn nuôi, thông qua phân của chúng trong khi bay hoặc ở gần nơi đàn chim di cư trú ngụ. “
- Vì những quan tâm và đánh giá về phúc lợi hiện tại cũng như tương lai, một số đàn gia cầm thương mại hiện nay được nuôi một phần ngoài trời. Điều này khiến những đàn gia cầm này trở thành “mục tiêu” dễ dàng cho AI do các loài chim hoang dã mang theo. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp Hà Lan đã yêu cầu vào tháng 10 năm 2022 rằng tất cả đàn gia cầm của Hà Lan phải được nuôi trong nhà. Hiện nay quy định này vẫn được duy trì.
- Theo quan điểm phúc lợi, chúng ta sẽ thấy sự xung đột giữa mong muốn hiện tại ở Âu châu là nuôi gia cầm ngoài trời với nguy cơ nhiễm HPAI gia tăng. Do đó, cần phải có và thực hiện các biện pháp thích hợp hơn.
- Các biện pháp tức thời do Bộ Nông nghiệp thực hiện bao gồm yêu cầu người chăn nuôi giữ đàn gia cầm trong nhà, tiến hành tiêu hủy phòng ngừa ở các trang trại có vị trí gần trang trại bị dịch bệnh và thiết lập các khu vực cấm vận chuyển gia cầm sống trong quốc nội.
Evelien cho biết “Bất kể việc áp dụng chương trình an toàn sinh học toàn diện, các biện pháp vệ sinh và bảo vệ nghiêm ngặt, vi-rút cúm gia cầm vẫn được phát hiện trong khoảng 60 trang trại gia cầm của Hà Lan trong giai đoạn 2022-2023”.
Vi-rút vẫn hiện hữu quanh năm, ảnh hướng đến cả các trang trại thương mại và các đàn chim hoang dã.
Ngoài ra, thông thường vào mùa hè (khi nhiệt độ cao hơn), dưới sự chiếu mạnh của tia UV và việc đàn chim hoang dã trở lại nơi sinh sản của chúng, AI có vẻ như “bị tiêu diệt” và dường như biến mất. Nhưng giờ thì tình huống không còn lặp lại như vậy nữa. Vi-rút vẫn hiện hữu quanh năm, ảnh hướng đến cả các trang trại thương mại và các đàn chim hoang dã. Ở các đàn chim hoang dã, không chỉ các loài chim di cư mà cả các loài không có tập tính di cư như mòng biển (seagulls) và cò (storks) cũng đều bị nhiễm AI trong năm 2022.
“Dữ liệu gần đây cho thấy biện pháp bảo vệ kết hợp với các biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh mà những người chăn nuôi gia cầm thương mại ở Hà Lan áp dụng đã chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn chặn vi-rút cúm gia cầm. Ca cúm gia cầm cuối cùng tại một trang trại thương mại được ghi nhận vào tháng 1 năm 2023. Tuy nhiên, ở các đàn chim hoang dã, chúng ta vẫn phát hiện vi-rút H5N1 ở các loài khác nhau. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và xét đoán sự diễn tiến của dịch bệnh sẽ như thế nào trong suốt mùa hè tới.”
Ngày càng có sự đòi hỏi về về một loại vắc-xin có hiệu quả
Do hiện trạng mô tả ở trên, chúng ta đương nhiên nhận thấy đang có nhu cầu cấp bách về một loại vắc-xin có hiệu quả. Không chỉ ở Hà Lan hay ở Âu châu, mà trên thế giới. Bởi vì hậu quả và tác động của AI là rất lớn và nghiêm trọng, ảnh hưởng cả về mặt kinh tế – cũng như về mặt sức khỏe (công cộng).
- Tuy nhiên, thực tế không dễ dàng như lý thuyết. Trước nhất là phải cân nhắc đến việc vi-rút HPAI có nhiều biến thể khác nhau.
TVí dụ, thành phần gene của vi-rút AI ở Hoa Kỳ khác với Âu châu và Phi châu và lại khác với vi-rút ở Á châu hoặc Phi châu. Hơn nữa, một vi-rút có thể dễ dàng đột biến thành các chủng mới. Chúng ta có thể liên tưởng đến việc “chỉ những kẻ thích nghi tốt nhất mới có thể đấu tranh để sinh tồn”.
- Ngoài ra cũng phải cân nhắc đến vấn đề khác. Một loại vắc-xin có thể chống lại các loại vi-rút cúm gia cầm HPAI H5 hiện tại và tương lai cần phải đáp ứng một số điều kiện tiên quyết để được đưa vào sử dụng.
- Vắc-xin (kết hợp với một vắc-xin khác) phải có hiệu quả trong việc giảm sự lây truyền vi-rút (Hệ số sao chép R < 1) trong điều kiện thực tế và phù hợp với chương trình chủng ngừa hiện tại cho gia cầm.The objective is to avoid “silent spread” of HPAI H5 viruses.• Mục tiêu là tránh “sự lây nhiễm thầm lặng” của vi-rút HPAI H5.
Cũng có thể tiến hành các chương trình giám sát và theo dõi để xác định xem gia cầm có được bảo vệ đầy đủ bằng vắc-xin và có hiện hữu của vi-rút cúm gia cầm trong đàn hay không.
Ngoài ra, phải có khả năng phân biệt về huyết thanh học giữa động vật đã được chủng vắc-xin và động vật bị nhiễm bệnh theo nguyên tắc DIVA (Differentiating Infected from Vaccinated Animals – Phân biệt động vật bị nhiễm bệnh với động vật đã chủng vắc-xin).
Với những điều kiện như vậy, đã có nghiên cứu tại Wageningen Bioveterinary Research để tìm ra một loại vắc-xin hiệu quả và kết quả sơ khởi có vẻ khả quan. Bốn loại vắc-xin đã được thử nghiệm trên gia cầm đẻ trứng trong điều kiện phòng lab. Chúng được tiêm vắc-xin do bốn hãng dược phẩm khác nhau phát triển.
- Kết luận của nghiên cứu này là có hai loại vắc-xin HVT-H5 đáp ứng được các điều kiện đã định trong môi trường thử nghiệm.
- Sự lây truyền vi-rút ở cả hai loại vắc-xin này đều giảm đáng kể so với nhóm đối chứng chưa tiêm vắc-xin và hệ số sao chép R nhỏ hơn đáng kể so với 1 (R < 1).
- Những con gia cầm được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh sau khi bị nhiễm vi-rút HPAI H5N1.
- Những loại vắc-xin này đã tuân thủ đúng nguyên tắc DIVA và có thể được tiêm vào trứng (in ovo) hoặc tiêm dưới da cho gà con một ngày tuổi trong nhà máy ấp trứng.
- Loại vắc-xin dạng vector này được biết là chỉ hiệu quả ở gà và gà tây.
Bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm trên đàn gia cầm đẻ trứng trong điều kiện chuồng trại lúc 8 tuần tuổi. Nghiên cứu này được yêu cầu bởi Bộ Nông nghiệp Hà Lan và ngành gia cầm, hiện được WBVR thiết lập kết hợp với Đại học Utrecht, Đại học Wageningen và Dịch vụ Thú y (Gezondheidsdienst Dieren). Nghiên cứu này được trông đợi sẽ cung cấp thêm những kết quả hữu ích.
Từ đó có thể thấy việc phát triển vắc-xin chống lại vi-rút HPAI dường như đã có những tiến bộ lớn. Có lẽ vào một ngày nào đó, chúng ta có thể bảo vệ đàn gia cầm trên cả thế giới khỏi vi-rút cúm gia cầm độc lực cao có tính dễ lây lan này. Đã có những tiến triển vững chắc. Evelien Germeraad nhấn mạnh: “Công cuộc nghiên cứu sẽ được tiếp tục để tìm ra câu trả lời rốt ráo cho vấn đề này“.