Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) ไทย (Thai) Philipino
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỖ ĐẬU (PERCHES)
Đậu (Perching) được xác nhận là một trong những biểu hiện hành vi tự nhiên của các loài chim.
- Tầm quan trọng của chỗ đậu cho gia cầm đã được đưa vào trong quy định của Châu Âu.
Tất cả gà đẻ đều phải được tối thiểu 15 cm cành đậu cho mỗi con gà mái (Chỉ thị Hội đồng -Council Directive 199/74/EC).
- Tuy nhiên, trong các nước Âu Châu thì chỉ có Thụy Sĩ đặt quy định quốc gia về chỗ đậu cho gà thịt hoặc gà giống hướng thịt.
Nhiều nước làm chỗ đậu cho gà mái đẻ nhưng lại ít áp dụng cho gà mái hậu bị hoặc gà mái tơ giống.
Vào cuối thập niên 80, một số nghiên cứu cho thấy việc cho gà giống hướng thịt có cành để đậu trong nhà nuôi có thể làm giảm tỷ lệ chúng đẻ trên sàn.
- Báo cáo của Brake (1987) chỉ ra rằng, trong thử nghiệm thứ nhất thì gà mái hậu bị giống nuôi trong nhà có cành để đậu thì có tỷ lệ đẻ trứng sàn chỉ 3,6% so với 8,6% ở nhóm được nuôi trong nhà không có chỗ đậu còn trong thử nghiệm thứ hai thì chênh lệch giữa hai nhóm nhỏ hơn với 9,7% so với 12,6%, theo thứ tự.
- Trong một thử nghiệm quy mô thương mại với đàn ông bà, Appleby và cộng sự (1986) quan sát thấy lúc 30 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ sàn là 5% ở những con gà giống có chỗ đậu trong nhà nuôi, còn những con không có chỗ đậu thì có tỷ lệ trứng trên sàn lên tới 11%.
CÂN NHẮC VỀ PHÚC LỢI VẬT NUÔI
Với sự quan tâm đến phúc lợi vật nuôi, việc thiết lập chỗ cho đàn gia cầm đậu hoặc ngủ trên cành đã được suy xét nghiên cứu trong những năm gần đây.Tuy nhiên, cũng có thể cần cân nhắc đến những lợi ích tiềm năng khác liên quan đến sức khỏe chân và lòng bàn chân của gia cầm như:
- Tình trạng di chuyển vận động.
- Giảm sự hung hăng trong ngày.
- Cắn mổ lông.
- Đẻ trứng trên sàn.
Trứng sàn rất dễ bị tạp nhiễm và do đó, là một trong nguyên nhân gây giảm tỷ lệ ấp nở và chất lượng gà con.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Wolc và cộng sự (2021) cho rằng gia cầm đậu trên cành và xu hướng đẻ trứng trên sàn là những tập tính học theo.
- Điều này cho thấy việc quản lý và huấn luyện đàn gà mái hậu bị và gà mái tơ có vai trò quan trong việc khống chế vấn đề này.
- Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này cũng tìm thấy có một yếu tố di truyền có vai trò đáng kể từ đó xác nhận chọn lọc di truyền có thể cải thiện hành vi làm tổ của gia cầm khi được nuôi trong các mô hình nuôi không lồng.
Gehardt-Henrich và cộng sự (2018) và Brandes và cộng sự (2020) thấy rằng gà giống hướng thịt thường đậu nhiều hơn vào ban đêm, và không phụ thuộc vào bộ gene giống.
- Cả hai nghiên cứu đều so sánh các giống gà phát triển nhanh (Ross 308 và Ross 708) với dòng phát triển chậm hơn (Sasso và Ross Ranger).
- Những con gà giống thuộc giống phát triển chậm thường đậu trên cành nhiều hơn vào ban ngày nhưng có cùng hành vi đậu vào ban đêm.
- Vasdal và cộng sự (2022) cũng nhận rằng gà mái hậu bị giống Hubbard JA 757 thường đậu nhiều hơn gà mái hậu bị giống Ross 308 và cả hai đều đậu nhiều hơn khi độ tuổi tăng dần.
MỘT SỐ CÂN NHẮC
- Biểu hiện hành vi này ở gà giống tăng từ một vài con lúc năm tuần tuổi, đạt mức tối đa vào khoảng 20 tuần tuổi và giảm dần sau 35 tuần tuổi.
- Không gian đậu tối ưu cho gà giống ước tính vào khoảng 14 cm cho mỗi con.
- Nhiều hình thức cành đậu đã được thử nghiệm cho gà mái hậu bị, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng ưa chuộng cụ thể kiểu nào hoặc chiều cao cành đậu là bao nhiêu.
- Có thể quan sát thấy được rằng gia cầm ưa đậu ở những cành đậu có chiều cao ít nhất là cách 5,5 cm trên sàn lát hoặc trên sàn nhà.
- Gà mái hậu bị giống có thể chọn đậu trên các cành đậu, sàn lát, ống nước uống và trên nóc ổ đẻ nếu thiết kế thiết bị cho phép.
CÀNH ĐẬU VÀ SÀN NÂNG
Những con gà mái già thường thích bề mặt phẳng và rộng để đậu.
Với gà mái giống thì sử dụng sàn nâng có nhiều lợi ích cho chúng hơn là cành đậu.
- Van den Oever và cộng sự (2021) nhận thấy gà mái tơ giống Ross 308 (25 đến 31 tuần tuổi) nuôi trong nhà chuồng có sàn nâng thì có hoạt động giao phối ít hơn và đẻ ít trứng sàn hơn so với nhóm nuôi trong nhà chuồng có sàn gần với nền chuồng hơn.
- Annemarie Mens và Rick van Emous (2022) báo cáo rằng gà mái giống Ross 308 từ 40 đến 60 tuần tuổi thường đậu trên sàn lát (51,5 ± 1,4%) nhiều hơn là trên cành đậu (23,9 ± 1,2%), hay ống nước uống (11,2 ± 0,7%), và ổ đẻ (9,2 ± 0,7%) và nền chuồng (4,2 ± 0,8%).
- Họ quan sát thấy có gần 80% số gà mái có cùng một chỗ đậu trong tất cả 20 lần quan sát trong suốt 20 tuần của cuộc thử nghiệm.
- Dữ liệu này cho thấy gà giống hướng thịt luôn đậu ở nơi chúng ưa thích.
- Vasdal và cộng sự (2022) có báo cáo rằng gà mái từ 20 đến 50 tuần tuổi sử dụng cành đậu, nhưng chỗ phổ biến nhất là cành đậu trên sàn nâng.
- Trung bình có 6,7 con gà mái đậu trên một mét cành đậu, đó đó cần có 15 cm cho mỗi con.
- Gà trống hiếm khi đậu trên cành đậu.
Lợi ích và vấn đề khi lập chỗ đậu
- Gà đậu là một hành vi tự nhiên giúp chúng cải thiện cơ chân, tăng khoáng hóa và chắc xương, nhận thức được không gian và giảm bớt sự sợ hãi.
- Tuy nhiên, hiện tượng biến dạng và rạn nứt xương ức thường thấy ở gà đẻ trứng thương phẩm khi cành đậu được sử dụng trong chuồng trại nuôi quy mô thương mại.
- Vấn đề xương ức cũng được nhận thấy bởi Gehardt-Henrich và cộng sự (2018) trên gà giống Sasso (40%) nhiều hơn so với Ross 308 (15%).
- Cơ ức lớn hơn có thể bảo vệ xương ức của những con giống cao sản.
- Tuy vậy, Vasdal và cộng sự (2022) không thấy bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến xương ức của gà mái hậu bị giống khi chúng dùng cành đậu.
- Ngược lại, Mens và van Emous (2022) chỉ ra rằng tổn thương phồng rộp ở ức của gà mái giống Ross 308 (60 tuần tuổi) thường có ở những con đậu nhiều trên ống uống nước và cành đậu hơn là những con đậu trên sàn lát.
- Nhưng tình trạng lông của gà mái đậu trên sàn lát lại tệ hơn so với con đậu trên cành đậu.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy gà mái hậu bị giống và gà mái giống nuôi nhà chuồng có cành đậu thì bị tình trạng viêm da lòng bàn chân (loét chân) và bệnh viêm bàn chân (bumblefoot). Gehardt-Henrich và cộng sự (2017) nhận thấy rằng tỷ lệ chết của gà mái thấp hơn ở những chuồng có cành đậu trong điều kiện nhiệt độ cao.
- Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng cành đậu cho gà mái giai đoạn đẻ trứng không quan sát thấy tác dụng đáng kể đến tỷ lệ trứng sàn, sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở và đặt điểm tăng trưởng của đàn con.
KẾT LUẬN
- Việc cung cấp chỗ đậu cho gà giống có thể có lợi ích phúc lợi cho vật nuôi.
- Nếu áp dụng trong giai đoạn nuôi thì có thể có tác động tích cực lâu dài đến sức khỏe đàn gia cầm và giảm tỷ lệ trứng sàn.
- Tuy nhiên, một số yếu tố khác, như sự thích ứng của gà mái hậu bị với nhà chuồng nuôi, chiều cao sàn lát, độ phân bố đồng đều của cường độ ánh sáng ở những khu vực không có ổ đẻ và tần suất thu lượm trứng sàn trong giai đoạn đầu có vai trò quan trọng hơn trong việc ngăn chặn gia cầm đẻ trứng trên sàn.