Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai)
Đậu Nành trong Dinh Dưỡng Gia Cầm
Dân số thế giới đang tăng lên từng ngày, dẫn đến nhu cầu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi toàn cầu tăng theo đáng kể (Parrini và cộng sự, 2023).
Đến năm 2050, dân số thế giới ước tính vượt quá 9 tỷ người; và sản lượng nông nghiệp dự kiến sẽ tăng 50% (Lombardi và cộng sự, 2021).
Trong dinh dưỡng gia cầm, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cung cấp protein (đạm) cho vật nuôi là một trong những thành phần mắc tiền nhất và có tính khống chế nhất trong công việc lập công thức ăn (Parisi và cộng sự, 2020). Và đậu nành (hay đậu tương) chính là một trong những nguồn protein quan trọng nhất cho gia cầm.
Vì vậy, nhu cầu về đậu nành ngày càng tăng và công nghiệp sản xuất đậu nành ngày càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là trong dinh dưỡng vật nuôi với lượng sử dụng chiếm tới 67% thị trường thức ăn chăn nuôi (Pettigrew và cộng sự, 2002).
Thống Kê về Sản Xuất Đậu Nành
Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thống kê có 398.210 triệu tấn đậu nành được sản xuất trên toàn thế giới vào năm 2023. Do nhu cầu gia tăng, sản lượng đậu nành dự kiến sẽ tăng mạnh hơn nữa theo mỗi năm. Phần lớn các nơi tạo sản lượng cao này trong sản xuất đậu nành nằm ở 3 quốc gia có tham gia sản xuất.
Như có thể thấy rõ hơn trong Hình 2, Hoa Kỳ và Brazil chiếm hơn một nửa tổng sản lượng đậu nành. Quốc gia có sản lượng lớn thứ 3 là Argentina, tiếp đó là Trung Quốc. Các quốc gia khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều trong tổng sản lượng thế giới. Các nước sản xuất lớn nhất: Brazil, Hoa Kỳ và Argentina, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng.
Hàm lượng dinh dưỡng của đậu nành và sử dụng trong thức ăn gia cầm
Đậu nành (Glycine max L.) là một nguồn protein chất lượng cao do có những đặc tính có lợi như hàm lượng protein tương đối cao và bộ thành phần các a-xít amin phù hợp ngoại trừ methionine. Đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng ít biến thiên, có sẵn quanh năm và (tương đối) không chứa các chất kháng dinh dưỡng khó xử lý nếu đậu nành được chế biến đúng cách.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quan trọng nhất đối với đậu nành là hàm lượng protein thô, độ ẩm, KOH (Potassium hydroxide) và béo thô.
Các tiêu chuẩn này có thể biến thiên với chênh lệch đáng kể vì phụ thuộc vào nguồn gốc của đậu nành.
- Ngoài các phân tích này, các phân tích vật lý như kích thước hạt, màu sắc và hình dạng hạt cũng rất quan trọng để đánh giá đậu nành.
- Được biết rằng vị trí địa lý nơi sản xuất đậu nành, giống đậu nành và phương pháp chế biến luôn ảnh hưởng đến thành phần protein thô và thành phần các a-xít amin của bột đậu nành (Parsons và cộng sự, 1991, 2000; de Coca-Sinova, 2008, 2010; Baker và cộng sự, 2011).
Trong dinh dưỡng gia cầm, đậu nành không thể được sử dụng trực tiếp vào công thức thức ăn do hàm lượng dầu cao và cellulose trong vỏ và các chất kháng dinh dưỡng.
- Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của cellulose, đậu nành sẽ được tách vỏ.
Sau đó, đậu được nấu chín – giúp làm giảm đáng kể các chất kháng dinh dưỡng, sau đó làm tách dầu để sản xuất bã đậu nành.
Vì vậy, các phụ phẩm của đậu nành như bã đậu nành và dầu đậu nành được sử dụng trong dinh dưỡng cho gia cầm, với giá trị trung bình là 30% trong khẩu phần.
Đậu nành là nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào về mặt chủng loại và hàm lượng a-xít amin.
- Một trong những đặc điểm của đậu nành nổi bật hơn các loại protein thực vật khác trong dinh dưỡng gia cầm là hàm lượng lysine cao của đậu nành.
- Tuy nhiên, nếu đậu nành chịu tác động bởi nhiệt độ cao quá mức cần thiết trong suốt quá trình biến nhiệt có vai trò tiêu hủy các chất kháng dinh dưỡng trong đậu nành thì một số a-xít amin thiết yếu trong đậu nành, nhất là lysine và arginine, sẽ bị phá hủy hoặc không còn sử dụng bởi vật nuôi được.
Sự Biến Thiên về Hàm Lượng Dinh Dưỡng của Đậu Nành Trồng ở Các Quốc Gia Khác Nhau
Mục đích của bài viết này là xác định sự biến thiên về giá trị protein thô và béo thô của đậu nành dựa theo nguồn gốc xuấ xứ và ghi nhận sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng của đậu nành giữa các nước sản xuất.
Có tổng cộng 227 mẫu đậu nành từ sáu quốc gia sản xuất đậu nành (Ukraine, Argentina, Brazil, Hoa Kỳ, Paraguay và Uruguay) được đem đi phân tích về hàm lượng protein thô và béo thô.
- Hàm lượng protein thô và béo thô trong các mẫu đậu nành được xác định theo Phương pháp AACC (46-11.02, 30-25.01, International, 2010a, 2010b).
- Dữ liệu thu được được phân tích bằng các quá trình GLM của phần mềm thống kê (Minitab, 2013). Sự khác biệt đáng kể giữa các giá trị trung bình được so sánh bằng cách sử dụng Tukey test và chỉ được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P <0,05.
Hàm lượng protein thô của các mẫu đậu nành từ 6 quốc gia sản xuất (Ukraine, Argentina, Brazil, Hoa Kỳ, Paraguay và Uruguay) dao động trong khoảng từ 30.7% đến 38.8% khi so sánh theo quốc gia xuất xứ. Hàm lượng protein thô có giá trị trung bình thấp nhất được ghi nhận ở đậu nành xuất xứ Ukraine với 33.9%, trong khi hàm lượng protein thô cao nhất được ghi nhận ở đậu nành xuất xứ từ Hoa Kỳ với 35.6%.
- Hàm lượng béo thô của các mẫu đậu nành từ 6 quốc gia sản xuất dao động trong khoảng từ 17.7% đến 23.0% khi so sánh theo quốc gia xuất xứ. Hàm lượng dầu thô cao nhất và thấp nhất được quan sát thấy ở đậu nành được sản xuất tại Paraguay (21.3%) và Hoa Kỳ (19.2%, P <0,005).
Hàm lượng protein thô trong đậu nành được sản xuất ở các quốc gia khác nhau được thể hiện ở Hình 3. Như thể hiện trong hình, đậu nành từ Argentina (34.3%) và Ukraine (33.9%) có hàm lượng protein thô thấp hơn so với các quốc gia khác (P <0,001).
Hàm lượng béo thô trong đậu nành được trồng ở các quốc gia khác nhau được thể hiện ở Hình 4.Như thể hiện trong hình, hàm lượng béo thô có giá trị trung bình cao nhất được thấy ở đậu nành sản xuất bởi Brazil (21.0%) và Paraguay (21.3%) (P < 0,001).
- Bã đậu nành là nguồn cung cấp protein chính trong khẩu phần vật nuôi; do đó, bất kỳ yếu tố nào gây ảnh hưởng đến hàm lượng protein trong đậu nành đều được lưu ý và nghiên cứu bởi ngành thức ăn chăn nuôi.
- Mặt khác, hàm lượng béo trong đậu nành cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành công nghiệp này vì giá trị kinh tế cao của nó.
- Ta đều biết rằng đậu nành được trồng trong các điều kiện môi trường và phương pháp canh tác khác nhau sẽ có sự khác biệt rất lớn về tham số chất lượng.
- Bên cạnh đó, các điều kiện chế biến bã đậu nành, như nhiệt độ chế biến xử lý, độ ẩm và thời gian sấy đều có thể gây ra khác biệt về cả thành phần hóa học và chất lượng của bã đậu nành (Thakur và Hurburgh, 2007).
- Theo Fassani và cộng sự (2024), đậu nành có hàm lượng ẩm dưới 13% và hàm lượng béo thô trên 20% sẽ được coi là đậu nành có hàm lượng béo cao.
- Trong một nghiên cứu đã được thực hiện bởi Grieshop và Fahey (2001), đậu nành từ Trung Quốc có hàm lượng protein thô cao hơn (42.1%) và hàm lượng béo thấp hơn (17.3%) so với đậu nành từ Brazil (40.9% và 18.7%) và Hoa Kỳ (41.6% và 18.7%) nếu tính theo vật chất khô.
- Grieshop và Fahey (2001) báo cáo rằng hàm lượng chất béo trong đậu nành từ Brazil (dao động từ 18.0 đến 19.8%) và Hoa Kỳ (17.89-19.65%) khá ổn định, tuy nhiên hàm lượng chất béo trong đậu nành từ Trung Quốc lại biến động lớn từ 14.5% đến 18.0%.
Dù đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao với vai trò một nguồn protein thực vật hiệu quả trong dinh dưỡng gia cầm, tác động ngành công nghiệp đậu nành và sản xuất đậu nành biến đổi gen trên xã hội và môi trường đã gia tăng nhu cầu tìm kiếm các nguồn protein thay thế có tính bền vững hơn (Gkarane và cộng sự, 2020).
Việc sản xuất và cung cấp đậu nành là những bước quan trọng do tác động trêm môi trường và sự cạnh tranh về thức ăn chăn nuôi/thực phẩm trong sử dụng tài nguyên đất đai.
- Do đó, hiên nay các nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra giải pháp thay thế một phần hoặc toàn bộ đậu nành.
- Tuy vậy, các nguyên liệu thay thế phải bảo đảm dinh dưỡng cho gia cầm để chúng cho năng suất tăng trưởng, tỷ lệ thịt và chất lượng thịt tương đương với mức của gia cầm dùng khẩu phần có đậu nành (Silvia Parrini và cộng sự, 2023).
- Trong số các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mới mẻ nhất, vi tảo (microalgae) đã được chú trọng trong vài năm gần đây nhờ chúng có hàm lượng protein cao và khả năng nuôi trồng mà không cần sử dụng đất canh tác.
Kết luận
Phân tích béo thô và protein thô của 227 mẫu thu thập từ 6 quốc gia khác nhau cho thấy rằng;
- Khi điều kiện môi trường của đậu nành thay đổi, giá trị dinh dưỡng cũng có thể thay đổi đáng kể.
- Sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng thể hiện cho giá trị kinh tế cao cho ngành thức ăn chăn nuôi.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù đậu nành có giá trị dinh dưỡng tốt nhưng vẫn gặp phải các vấn đề như hàm lượng protein thô thấp, hàm lượng urease cao hoặc khả năng tiêu hóa protein thấp trong bã đậu nành do quá trình chế biến xử lý không phù hợp.
- Những tiêu chuẩn này có tầm quan trọng lớn đối với dinh dưỡng gia cầm.