Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Các bệnh đặc hữu (hay địa phương-endemic) và mới nổi (emerging) vẫn là mối đe dọa thường trực đối với sản xuất gia cầm, phúc lợi và nền kinh tế của ngành gia cầm thế giới. Việc phòng ngừa và kiểm soát cúm gia cầm độc lực cao (HPAI), bệnh Newcastle và tất cả các bệnh khác chủ yếu phụ thuộc vào việc thực hiện các chương trình quản lý tuân thủ an toàn sinh học hoàn toàn.
An toàn sinh học bao gồm cơ sở hạ tầng, công nghệ, kỹ thuật, quản lý và các biện pháp vệ sinh cơ bản.
Trong khi các cơ sở chăn nuôi gia cầm, hàng rào và vị trí thiết bị cần được thiết kế để tạo thuận lợi cho áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thì việc truyền thông liên lạc (communication) hiệu quả luôn là yếu tố quan trọng.
Việc thuyết phục tất cả những người tham gia vào hệ thống sản xuất và khách viếng thăm áp dụng các biện pháp an toàn sinh học vào chương trình làm việc hằng ngày của họ là điều cần thiết.
- Các biện pháp an toàn sinh học đã được thảo luận nhiều lần. An toàn sinh học hiệu quả phụ thuộc vào việc tuân thủ nghiêm ngặt, liên tục và hằng ngày ở cấp độ trang trại và khu vực. Việc tuân thủ an toàn sinh học, chẳng hạn như tuân thủ nhất quán các quy trình vệ sinh, thay giày ủng trước khi vào cơ sở chuồng trại sản xuất, đã được chứng thức là làm giảm đáng kể các dịch bệnh.
Không may là việc tuân thủ kém an toàn sinh học là một vấn đề phổ biến trong mọi loại hệ thống sản xuất vật nuôi trên thế giới và đây là nguyên nhân chính khiến an toàn sinh học có thể không hiệu quả như mong đợi.
Trong mọi trường hợp, yếu tố con người-nhân sự đều đóng vai trò quan trọng.
Nhiều chuyên gia về an toàn sinh học đã kết luận rằng: để thành công trong thiết lập an toàn sinh học thì cần phải xây dựng văn hóa an toàn sinh học, với sự nhấn mạnh vào đặc điểm tính cách, cung cấp kinh nghiệm và quan trọng nhất là bảo đảm giáo dục tập huấn không ngừng.
Việc áp dụng các công nghệ mới để giám sát, kiểm tra và bảo đảm an toàn sinh học cũng rất quan trọng.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải hiểu rằng: không có biện pháp can thiệp hoặc hành động khắc phục đơn lẻ nào có thể giải quyết được vấn đề yếu kém trong tuân thủ an toàn sinh học.
YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG AN TOÀN SINH HỌC
- Các yếu tố hành vi của con người đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện an toàn sinh học hiệu quả.
Việc thiếu tuân thủ an toàn sinh học đã rất phổ biến trong toàn bộ ngành chăn nuôi đến mức làm nảy sinh nhu cầu cho một lĩnh vực nghiên cứu mới.
- Để hiểu rõ hơn về quá trình cân nhắc và ra quyết định đầy phức tạp của con người – vốn ảnh hưởng đến sự tuân thủ các quy trình an toàn sinh học của người lao động, thì cần có các hướng tiếp cận nghiên cứu và kỹ thuật thu thập dữ liệu mới mẻ.
Nguồn nhân lực nên tham gia vào chiến lược, các chiến thuật và vận hành, được hướng dẫn bởi một mục tiêu dài hạn. Các vấn đề an toàn sinh học ở quy mô chiến lược thường liên quan đến mạng lưới tương tác của những người ở nhiều cơ sở và nhà cung cấp dịch vụ khác nhau xuyên suốt các chuỗi sản xuất.
Những người làm việc hoặc cung cấp dịch vụ tại cơ sở chăn nuôi gia cầm phải hiểu và tuân thủ các quy tắc và quy trình.
Ở mức độ chiến thuật, người quản lý hoặc chủ trang trại cần quyết định có đầu tư và triển khai các quy trình an toàn sinh học phòng ngừa hay không. Theo góc nhìn hẹp hơn, cục bộ hơn, an toàn sinh học ở cấp độ vận hành có thể được xem là một loạt các quyết định tiếp diễn do công nhân trong cơ sở sản xuất động vật đưa ra và thể hiện sự sẵn sàng tuân thủ hoặc thực hiện các quy trình an toàn sinh học hằng ngày.
- Các cấp độ an toàn sinh học về mặt vận hành, chiến thuật và chiến lược có mối liên hệ với nhau.
- Ví dụ, việc ra quyết định cấp chiến thuật sẽ ảnh hưởng đến các quy trình ở cấp độ vận hành.
- Hơn nữa, mặc dù biết rằng việc tuân thủ an toàn sinh học ở cấp độ vận hành sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện và hiệu quả của các quyết định an toàn sinh học chiến thuật và chiến lược, nhưng hiện tại chỉ có phản hồi hạn chế mô tả hành vi ở cấp độ vận hành để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định ở cấp độ chiến thuật và chiến lược.
Áp lực phải hoàn thành công việc hiệu quả trong điều kiện thời gian hạn hẹp đã tạo ra những tình huống mà người lao động trong trang trại cảm thấy khó có thể hoàn thành công việc của mình trong khi vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn sinh học.
Nghiên cứu cho thấy rằng những người chăn nuôi gia cầm ở Hoa Kỳ có thể chịu rủi ro nhưng cũng có xu hướng thực hiện hoặc tuân thủ an toàn sinh học nhiều hơn khi họ nhận thấy có gia tăng nguy cơ truyền nhiễm trùng.
- Trên thực tế, khi nguy cơ truyền nhiễm thực sự tăng lên, việc tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học cũng tăng theo.
- Tính chắc chắn của thông tin về nguy cơ truyền nhiễm được cho là sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện và tuân thủ an toàn sinh học của người lao động.
- Tuy nhiên, ảnh hưởng này có thể thay đổi tùy thuộc vào phạm vi quan tâm, tức là mức chiến thuật so với vận hành.
Quyết định của người lao động ở cấp độ vận hành có hậu quả kinh tế và xã hội học trực tiếp khi dịch bệnh xảy ra. Các biểu hiện xã hội, tất cả các giao tiếp phi ngôn ngữ và ví dụ sẽ dẫn đến các chiến lược tuân thủ khác nhau giữa các cá nhân. Hành vi của những người khác, ngay cả khi không ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân, sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ trong việc tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học.
- Và như thế, các động cơ xã hội và chuẩn mực xã hội đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự tuân thủ.
Những người làm việc tại cơ sở chăn nuôi có thể được tiếp xúc với nhiều thông tin khác nhau về hậu quả của bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi.
Tuy nhiên, họ vẫn cân nhắc tổn phí do bệnh nhiễm bằng sự ỷ lại và có xu hướng lơ là trong các hoạt động hằng ngày.
Người ta thường cho rằng các chuyến thăm cơ sở trong thời gian ngắn có mức độ đe dọa thấp hơn và do đó, các quy trình an toàn sinh học thường bị lãng quên trong những trường hợp này, trở thành nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh.
Việc nới lỏng tuân thủ an toàn sinh học này đã được xem xét theo góc độ thời gian, với bằng chứng cho thấy sự chú ý của con người về khả năng và ảnh hưởng của dịch bệnh trong đàn vật nuôi sẽ giảm dần theo thời gian. Được gọi là khoảng cách tâm lý dựa trên thời gian, một sự kiện xảy ra càng xa trong quá khứ thì con người càng nhận định sự kiện đó càng ít có khả năng xảy ra hơn và ít gây ảnh hưởng hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra: các chương trình đào tạo liên tục kết hợp với các buổi đào tạo có đánh giá cụ thể dựa trên nhu cầu sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc thăm/tham quan trại hoặc chuồng nuôi gia cầm của tất cả nhân viên và khách.
- Nội dung đào tạo tập huấn cần nhấn mạnh rằng các quy trình an toàn sinh học phải được áp dụng với mức độ nghiêm ngặt như nhau bất kể thời gian và địa điểm của chuyến thăm/tham quan trang trại chuồng nuôi.
- Việc giới thiệu các áp phích mới với danh sách các biện pháp an toàn sinh học bắt buộc có thể tăng cường sự tuân thủ trong ngắn hạn.
- Nhưng việc luân chuyển thông tin liên tục là cần thiết.
Việc đào tạo cũng nên chú ý đến khái niệm về nhận thức nguy cơ khi tham gia vào hành vi bảo vệ. Điều này có nghĩa là phải truyền tải được khái niệm: dịch bệnh ở vật nuôi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và sức khỏe của con người.
- Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc trở thành thành viên trong gia đình của người chăn nuôi sẽ cải thiện việc tuân thủ an toàn sinh học. Tuy nhiên, luôn cần có một đặc điểm tính cách để tuân thủ an toàn sinh học.
- Một nghiên cứu được thực hiện bởi Racicot và cộng sự (2012) đã xác định rằng sự tuân thủ có liên quan đến những người có thể hiện tính trách nhiệm, suy nghĩ phức tạp và tâm lý hành động.
CÔNG NGHỆ ĐỂ CẢI THIỆN SỰ TUÂN THỦ
Chip RFID
Gần đây, Racicot và cộng sự (2022) đã đánh giá hai công nghệ dựa trên nhận dạng tần số vô tuyến (radio-frequency-identification, viết tắt RFID) để giám sát và cải thiện liên tục việc tuân thủ an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm.
Giày ủng trong trang trại được trang bị chip RFID gắn dưới đế.
Ba ăng-ten ở lối vào chuồng trại được kết nối với RFID:
- Ăng-ten đầu tiên trong khung cửa ngoài dùng để xác định người vào nhà chuồng (thẻ ra vào đã được nhân viên sử dụng),
- Ăng-ten thứ hai trong khu vực bẩn, cho phép phát hiện giày ủng dùng trong trang trại đã bị sứt mẻ (chỉ ra sự không tuân thủ an toàn sinh học) và
- Ăng-ten thứ ba trong khu vực sạch, được kết nối với máy vệ sinh tay, phát hiện hành vi rửa tay khi vào và ra khỏi khu vực sạch giống như chip RFID trong giày ủng trang trại (chỉ ra việc tuân thủ thay giày ủng).
Hai tấm thảm chịu áp suất (một để ở khu vực bẩn và một để ở khu vực sạch) cũng được đặt ở lối vào chuồng trại để dễ dàng phát hiện khách thăm nhà chuồng, đánh giá hướng đi của con người (hướng đi vào hay đi ra) và phát hiện việc không tuân thủ nếu ghi nhận có ủng dùng trong trang trại ở khu vực sạch (Hình 1).
Kết quả xác nhận khả năng của hệ thống RFID trong việc giám sát việc tuân thủ vệ sinh giày ủng và tay. Một hệ thống giám sát liên tục có vẻ cải thiện được việc tuân thủ an toàn sinh học, với tỷ lệ tuân thủ tăng gần gấp đôi so với các nghiên cứu trước đây sử dụng camera ẩn.
- Những người tham gia phản ứng mỗi lần báo động vang lên, thường tự hỏi họ đã làm sai điều gì.
- Những người tham gia báo cáo rằng hệ thống RFID đã giúp tăng cường sự tuân thủ hằng ngày của họ và đề nghị sử dụng nó trên quy mô lớn hơn để cải thiện sự tuân thủ chung. Họ báo cáo rằng họ cảm thấy thoải mái khi giày được gắn chip và không thấy khó chịu gì.
Hình 1. Hệ thống giám sát tự động liên tục theo thời gian thực dựa trên nhận dạng tần số vô tuyến (RFID). (a) Chip mềm được lắp vào giày làm việc mà nhân viên sử dụng khi đến trang trại; (b) Chip cứng được lắp vào đế giày dùng trong trang trại; (c) Ăng-ten RFID; (d) Thiết bị (hộp điện tử) có chương trình quản lý dữ liệu; (e) Thiết bị khử trùng tay. Nguồn: Racicot et al., 2022 Front. Vet. Sci. z
Camera
Cũng cùng một nhhóm của Racicot và cộng sự, họ đã đánh giá hiệu quả sử dụng các camera ẩn tại các trang trại gia cầm ở Quebec vào năm 2012. Họ đã ghi nhận 44 sai sót về an toàn sinh học mà công nhân và khách thăm chuồng trại mắc phải trong suốt bốn tuần.
Sự hiện hữu của camera quan sát ở lối vào chuồng trại giúp tăng cường sự tuân thủ khi vào chuồng, đặc biệt là tuân thủ ở khu vực và giày ủng.
Tuy nhiên, sáu tháng sau khi lắp đặt, việc tuân thủ khu vực trong chuyến thăm là biện pháp an toàn sinh học duy nhất được tăng cường trong quá trình đánh giá trung hạn.
Sự tuân thủ giảm dần theo thời gian
- Việc kiểm tra an toàn sinh học không có tác động nào đến việc cải thiện việc tuân thủ an toàn sinh học hằng ngày khi không có người khác ở đó.
Những kết quả này chỉ ra rằng một hệ thống tự động để theo dõi và ghi lại các hoạt động của mỗi người có thể cải thiện việc tuân thủ an toàn sinh học tốt hơn. Cần có nhiều cải tiến hơn nữa để áp dụng công nghệ này trong các hoạt động an toàn sinh học khác. Công nghệ có thể giúp khắc phục những thách thức do yếu tố con người-nhân sự gây ra trong việc tuân thủ an toàn sinh học.