Sources: Available upon request
Bệnh Newcastle trên Gia Cầm
Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và thường gây hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh Newcastle là bệnh gì?
Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và thường gây hậu quả nghiêm trọng. Bệnh Newcastle hiện hữu trên khắp thế giới và ảnh hưởng đến các tất cả loài chim, kể cả gia cầm. Bệnh Newcastle gây ra bởi một loại vi-rút thuộc họ paramyxovvirus.
Bệnh xuất hiện dưới ba dạng: lentogenic hoặc độc lực nhẹ, mesogenic hoặc độc lực trung bình, và velogenic hoặc độc lực cao, còn được gọi là bệnh Newcastle ngoại lai. Các chủng lentogenic-độc lực nhẹ thì rất phổ biến nhưng lại ít gây ra dịch bệnh.
Dạng thông thường của bệnh là nhiễm đường hô hấp, nhưng các triệu chứng lâm sàng chủ yếu có thể là trầm uất, các biểu hiện về thần kinh hoặc tiêu chảy. Bệnh Newcastle độc lực cao được liệt kê trong Bộ luật sức khỏe động vật trên cạn (Terrestrial Animal Health Code) của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và các ca bệnh này cần phải được thông báo cho OIE (Bộ luật sức khỏe động vật trên cạn của OIE).
Các triệu chứng của bệnh Newcastle rất giống với bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) và vì vậy, bệnh Newcastle cũng là loại bệnh được chính quyền nhà nước kiểm soát giám sát nghiêm ngặt.
Bệnh Newcastle có ở đâu?
Bệnh Newcastle đã được phát hiện trên khắp thế giới,hiện đã được khống chế ở Canada, Hoa Kỳ và một số nước Tây Âu, nhưng vẫn còn hiện hữu ở một số vùng của Phi Châu, Á Châu và Nam Mỹ. Tuy nhiên, vì chim hoang dã đôi khi mang theo vi-rút mà không có biểu hiện bệnh, nên dịch bệnh vẫn có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào có nuôi chim.
Bệnh Newcastle lây truyền và phát tán như thế nào?
- Bệnh Newcastle thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với chim bị bệnh hoặc mang mầm bệnh.
- Những con chim bị nhiễm có thể truyền vi-rút qua phân và gây tạp nhiễm môi trường.
- Bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với phân và dịch tiết từ đường hô hấp hoặc qua sự tạp nhiễm trên thức ăn, nước, thiết bị và trang phục.
- Vi-rút gây bệnh Newcastle có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài trong nhiều tuần, nhất là ở những nơi có khí hậu lạnh.
- Vi-rút hiện hữu ở mọi bộ phận trên cơ thể chim bị nhiễm.
What are the clinical signs?
- Các triệu chứng về hô hấp: thở khò khè, ho, hắt hơi và thở ra tiếng.
- Các triệu chứng thần kinh: run rẩy, liệt cánh và chân, vẹo cổ, xoay tròn, co giật và tê liệt.
- Các triệu chứng tiêu hóa: tiêu chảy.
- Gia cầm bị bệnh có giảm hoặc ngưng đẻ trứng. Trứng có thể có dấu hiệu bất thường về màu sắc, hình dạng hoặc bề mặt và lòng trắng trứng có thể bị loãng.
- Tỷ lệ chết cao thấp tùy trường hợp nhưng có thể lên tới 100% .
How is the disease diagnosed?
- Bệnh Newcastle có thể có triệu chứng lâm sàng rất giống với bệnh cúm gia cầm, do đó cần phải xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác nhận chẩn đoán bệnh.
- Phương pháp chẩn đoán bệnh Newcastle được sử dụng nhiều nhất là phân lập vi-rút và sau đó xác định đặc tính vi-rút.
How to prevent or control the disease?
To demonstrate that a country is free of Newcastle disease, surveillance according to the guidelines of the OIE Terrestrial Animal Health Code is necessary.
Ultimately, poultry producers must establish effective
. This includes:
- Control of access to poultry farms.
- Tiêu hủy toàn bộ các con chim bị nhiễm và đã tiếp xúc với mầm bệnh.
- Vệ sinh và khử trùng toàn bộ cơ sở thiết bị.
- Xử lý xác chim đúng cách.
- Diệt trừ các loài dịch hại trong đàn gia cầm nuôi.
- Lập thời gian trống trong 21 ngày, nghĩa là sẽ không thả hoặc nuôi chim trong giai đoạn trống này.
- Ngăn ngừa tiếp xúc với các loài chim có tình trạng sức khỏe không rõ ràng.
- Kiểm soát việc ra vào các trang trại gia cầm.