Nội dung có ở:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Tình trạng vô sinh – Infertility ở đàn gà giống dần trở thành vấn đề phổ biến trong mảng chăn nuôi sản gà giống hướng thịt.
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn khả năng sinh sản.
Sự vô sinh có thể liên quan đến con mái, nhưng con trống mới có tầm ảnh hưởng đáng kể hơn.
Năng lực sinh sản của con trống là sự kết hợp giữa khả năng sinh tinh trùng khỏe mạnh – liên hệ mật thiết với tình trạng khỏe mạnh của hệ cơ quan sinh sản và hành vi giao phối – chủ yếu liên quan đến nồng độ testosterone trong huyết tương (plasma). Cả hai yếu tố này đều có tương quan cao với kích thước hoặc trọng lượng tinh hoàn.
Ở Hình 1, chúng ta có thể thấy hệ cơ quan sinh sản khỏe mạnh của một con gà trống giống hướng thịt. Tinh dịch lấp đầy trong ống dẫn tinh – ductus deferens cho thấy con gà trống này đang trong thời kỳ sinh sản.
Hình 1. Hệ cơ quan sinh sản khỏe mạnh.
Tăng trọng quá mức khi gà trống già đi hoặc thể trạng kém cũng có thể gây ra tình trạng giao phối không thành công – incomplete copulation ở con trống và dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản. Mặc khác, những con trống có thể trọng nhẹ (< 3,800 gram hay 3.8 kg) cũng có thể bị suy giảm khả năng sinh sản.
Hình 2. Bệnh viêm tinh hoàn một bên do vi khuẩn E. coli. Tinh hoàn bên trái của một gà trống 27 tuần tuổi có tình trạng sưng và biến màu.
Tỷ lệ vô sinh ở con trống tăng lên khi gà trống lớn hơn 40 tuần tuổi nhưng cũng có thể gia tăng mạnh hơn vì những yếu tố sau:
Phát triển kém tối ưu trong quá trình nuôi hậu bị – rearing stage. Thể trọng nhẹ khi gà còn nhỏ khiến những con trong đàn yếu hơn và làm cho chúng có vị trí thấp hơn trong phân cấp xã hội trong đàn – pecking order. Từ đó gây căng thẳng, nồng độ corticosterone trong máu tăng cao, nồng độ testosterone giảm xuống, tinh hoàn phát triển chậm và có nguy cơ thái hóa tinh hoàn – testicular regression nhanh hơn khi con trống già hơn.
Vật nuôi được nuôi hậu bị với thời gian chiếu sáng liên tục hơn 12 giờ mỗi ngày.
Tăng thời gian chiếu sáng lên đến hơn 12 giờ sau 40 tuần tuổi.
Thiếu hụt dinh dưỡng ở mức độ nhẹ trong giai đoạn hậu bị và giao phối.
Khẩu phần cho vật nuôi chứa lượng cao protein thô và calcium trong thời gian dài với mức độ tương tự như trong khẩu phần của gà mái thì có thể làm giảm nồng độ tinh trùng ở con trống trên 55 tuần tuổi.
Bệnh gây ra bởi vi-rút infectious bronchitis virus (IBV) gây viêm phế quản truyền nhiễ...