Xu hướng

Công Chúng Nên Biết Đến Lợi Ích Gia Cầm Mang Lại

PDF

Để đọc thêm nội dung từ 2024

Nội dung có ở:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) Philipino

Công Chúng Nên Biết Đến Lợi Ích Gia Cầm Mang Lại

THỰC PHẨM RẤT THIẾT YẾU CHO CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Thực phẩm có lẽ là nhu cầu thiết yếu nhất của con người, và là thứ mà tất cả ai cũng đều liên quan đến. Thực phẩm là chủ đề xuyên suốt lịch sử nhân loại. Sự khan hiếm gây ra chiến tranh, đói khát thúc đẩy di cư, phong tục định hình xã hội con người.

  • Trong nhiều năm qua, con người đã tìm tòi và phát triển nhiều công cụ và hệ thống khác nhau để đáp ứng các nhu cầu của mình, nhưng khi dân số toàn cầu (và nhu cầu) tăng lên, các hệ thống này cần phải được thay đổi để tiếp tục đáp ứng những nhu cầu đó.
  • Nhu cầu đó đã dẫn đến sự phát triển của thương mại quốc tế – một hệ thống rộng lớn, phức tạp hỗ trợ các quốc gia cân bằng nguồn lực của họ, tạo điều kiện cho sự vận chuyển thực phẩm đến những nơi mà sản xuất địa phương không đáp ứng đủ.

Sự phát triển của hệ thống thực phẩm đã mang lại những thách thức và trách nhiệm quan trọng

  • Các vấn đề như an toàn thực phẩm, an ninh lương thực, sức khỏe và phúc lợi động vật và sự bền vững đã trở thành vấn đề trọng tâm – có tầm quan trọng ngang hàng với sự sản xuất cung ứng.
  • Đây là điều hiển nhiên đối với những người tham gia trong sản xuất thực phẩm, nhưng với người tiêu thụ thì chưa chắc được như vậy.
  • Kết quả là, ngành sản xuất thực phẩm phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng: có một khoảng cách lớn giữa sự nỗ lực nội bộ ngành nhằm cung cấp thông tin kịp thời với sự nhận thức từ công chúng – vốn thường bị ảnh hưởng bởi thông tin không đầy đủ hoặc bị hiểu lầm.

Theo thời gian, vấn đề này đã dẫn đến một nghịch lý rất khó tránh khỏi. Ngành sản xuất thực phẩm – vốn là mấu chốt cho việc cung cấp nhu cầu thiết yếu của con người, đã bị biến thành mục tiêu của sự chỉ trích thường trực của công chúng – và trong đó, ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm cũng không là ngoại lệ.

  • Đây là một nghịch lý phức tạp nhưng sẽ được thể hiện rõ ràng qua ngành gia cầm của chúng ta về sự xung khắc giữa nhận thức tự bản thân người trong ngành với nhận thức về ngành chúng ta từ người ngoài ngành.

Đúng là sự ảnh hưởng của chủ nghĩa ăn chay (vegetarianism) và thuần chay (veganism) đã phức tạp hóa cuộc tranh luận, với những quan điểm khác biệt nhằm thách thức vai trò của thịt trong một hệ thống sản xuất và cung ứng thực phẩm mạnh mẽ, bền vững và lâu dài.

  • Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực toàn cầu, cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận, nhận thức công chúng về ngành sản xuất gia cầm vẫn còn chưa tương xứng với những đóng góp của ngành.
  • Chúng ta phải thừa nhận với tư cách là một ngành sản xuất, chúng ta phải chịu một số trách nhiệm trong vấn đề này. Chúng ta đã thụ động với việc truyền đạt truyền thông về những gì chúng ta đại diện cho ngành sản xuất của chúng ta.
  • Nhưng chúng ta không thể để ngành gia cầm, và theo đó là vai trò của chúng ta trong hệ thống sản xuất cung ứng thực phẩm, bị đóng khung bởi những quan niệm sai lầm và tin đồn thổi .
  • Không giống như những bên chỉ trích, chúng ta sẽ không nhắm đến việc nói về (và tìm ra sai sót) những gì bên khác làm.
  • Sự truyền thông của chúng ta phải xoay quanh những gì chúng ta đã và đang làm và những gì chúng ta làm thực sự tốt.
  • Vì vậy chúng ta phải tận dụng những thành tựu, tiến bộ và thành công của chính ngành của mình để xác định quan điểm, thế đứng trong những cuộc thảo luận rộng nhằm bảo đảm rằng những đóng góp của ngành gia cầm chúng ta được công nhận và trân trọng.

Một mặt chúng ta đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc bảo đảm cho nền an ninh lương thực toàn cầu thông qua việc:

Tiếp tục sau quảng cáo.

Ở mặt khác nữa, chúng ta đã không tích cực đưa công chúng vào trong quá trình phát triển của ngành gia cầm.

Kết quả là, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa không nhận thức được hệ thống sản xuất chăn nuôi gia cầm hiện đại đã thay đổi và phát triển như thế nào.

Sự bất đồng này thể hiện rõ nhất tại Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống Thực phẩm (Food System Summit) gần đây do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Một cụm từ xuất hiện trong nhiều cuộc thảo luận là hệ thống thực phẩm đơn giản là đã “đổ vỡ”. Với những câu chuyện phản đối việc nuôi động vật làm thực phẩm, có một câu hỏi quan trọng rằng:

CÂU TRẢ LỜI CỦA TÔI LÀ “HÃY ĐỘT PHÁ”

Ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm từ lâu đã tiến hành cải tiến liên tục và trở nên minh bạch hơn.

Khi công chúng đang cần thông tin và giải đáp, chúng ta có cơ hội xác định vị trí của ngành gia cầm như một ngành công nghiệp có tư duy tiến bộ, đáng tin cậy và sáng tạo như nội bộ chúng ta đã tự biết. Chúng ta chỉ cần dũng cảm hơn khi bước ra ngoài kia.

Điểm mạnh của ngành gia cầm là ở khả năng thu thập dữ liệu, ưu tiên sự hợp tác và thường xuyên cung cấp câu trả lời cụ thể – thường là trước khi một vấn đề được đưa ra trước dư luận và trước khi có yêu cầu của cơ quan quản lý hữu trách.

Poultry

Sự cam kết sử dụng kháng sinh hợp lý này đã được nêu lên trong năm 2024 với dự án TRANSFORM do USAID dẫn đầu, trong đó Hội đồng Gia cầm Quốc tế (IPC) đóng vai trò chủ chốt, đã được đưa vào danh sách ‘Thay đổi Thế giới’ (Change The World) của Tạp chí Fortune.

Ngành Gia cầm có nhiều điều hay để quảng bá. Nhưng, trong một thế giới đầy thông tin, nếu một điều gì đó không được công chúng biết đến thì điều đó giống như chưa hề xảy ra hay tồn tại.

Sự cởi mở và minh bạch của ngành phải dựa trên chuyên môn của những người làm việc trong ngành. Kiến thức, kinh nghiệm và cam kết của các cá nhân tổ chức nội bộ ngành gia cầm đối với thúc đẩy năng suất cao sẽ là động lực thúc đẩy ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm vững bước tiến lên.

Chúng ta cần tạo ra những phương thức để giới thiệu và quảng bá những thành tựu của ngành gia cầm. Là một phần của tiến trình này, IPC nhắm đến những đóng góp của ngành gia cầm chúng ta và chia sẻ chúng trên các diễn đàn toàn cầu, ủng hộ vai trò của gia cầm trong hệ thống thực phẩm rộng lớn hơn của con người.

Chúng ta sẽ có cơ hội và quan trọng hơn là có trách nhiệm trong bối cảnh quốc tế để truyền đạt giá trị xã hội, kinh tế và văn hóa mang lại bởi ngành gia cầm. Bởi vì, nếu chúng ta không thể tự giúp chính mình, thì ai sẽ giúp chúng ta?

Tôi có thể hơi thiên vị ở đây, nhưng tôi tin rằng ngành gia cầm là một ngành năng động, có nhiều những con người tài giỏi làm được những điều đáng kinh ngạc trên thế giới. Bằng cách quảng bá những gì chúng ta làm, cách thức chúng ta làm và lý do chúng ta làm, ngành gia cầm không chỉ có thể giải quyết những mối quan tâm và quan niệm sai lầm, mà còn có thể biến việc sản xuất chăn nuôi gia cầm thành động lực thúc đẩy sự thay đổi tích cực.

THAM GIA CỘNG ĐỒNG GIA CẦM CỦA CHÚNG TÔI

Truy cập vào các bài viết PDF
Cập nhật thông tin qua bản tin của chúng tôi
Nhận tạp chí ở dạng số hóa miễn phí

KHÁM PHÁ
AgriFM - Các podcast của ngành chăn nuôi bằng tiếng Tây Ban Nha
https://socialagri.com/agricalendar/en/agriCalendar
agrinewsCampus - Các khóa đào tạo/tập huấn cho ngành chăn nuôi