20 Dec 2024

Đề Xuất Mức Thuế VAT 0% cho Sản Phẩm Chăn Nuôi Sơ Chế Trong Nước

Hội Chăn Nuôi Việt Nam gửi văn bản đến cơ quan chính phủ hữu trách nhằm nêu bật những vấn đề và đề xuất sửa đổi về thuế VAT nhằm kiểm soát hữu hiệu hoạt động kinh doanh giết mổ và hỗ trợ phát triển chăn nuôi quốc nội.

Hội Chăn Nuôi Việt Nam (Animal Husbandry Association of Vietnam - AHAV) gửi văn bản đến cơ quan chính phủ hữu trách nhằm nêu bật những vấn đề và đề xuất sửa đổi về thuế VAT nhằm kiểm soát hữu hiệu hoạt động kinh doanh giết mổ và hỗ trợ phát triển chăn nuôi quốc nội.

Dựa theo nội dung văn bản trình cho Quốc hội và Ủy ban Tài chính Ngân sách; Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, AHAV đề cập đến tình hình không khả quan về năng suất giết mổ gia súc gia cầm trong nước. Cụ thể, tỷ lệ giết mổ tập trung, đặc biệt giết mổ công nghiệp đối với gia súc, gia cầm là rất thấp, chỉ khoảng 15-25% là giết mổ tập trung, trong đó có khoảng 5-7% là giết mổ công nghiệp.  

 

 

 

 

Tiếp tục sau quảng cáo.

 

Như vậy, AHAV cho rằng sự bất hợp lý trong quy định về thuế VAT đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chếđã và đang gây khó khăn rất lớn cho các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và mong muốn các cơ quan hữu trách của chính phủ cân nhắc về Hai phương án chính của AHAV như sau:

  1. Phương án 1: Bỏ quy định tính thuế VAT 5% đối với các sản phẩm chăn nuôi sơ chế, vừa đúng với bản chất của thuế VAT (vì sản phẩm sơ chế, chưa có hoạt động gì làm gia tăng thêm giá trị) vừa tạo công bằng và thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức và tư nhân tham gia sản xuất, kinh doanh.
  2. Phương án 2: Để mức VAT bằng 0% đối với các sản phẩm chăn nuôi sơ chế sẽ khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp gia súc, gia cầm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Về hai phương án này, AHAV cho rằng thuế VAT của sản phẩm chăn nuôi sơ chế, như thịt tươi sống sau giết mổ, pha lóc (thịt nóng) hoặc làm mát, cấp đông,v.v. chỉ được miễn VAT 5% khi các doanh nghiệp làm ra bán cho doanh nghiệp hoặc bán cho các HTX. Còn nếu sản phẩm bán cho người tiêu dùng hoặc hộ kinh doanh cá thể (bếp ăn, chế biến giò, chả… là đối tượng tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm chăn nuôi hiện nay) thì lại phải chịu thuế VAT 5%.

Theo AHAV, chính sách hiện hành như vậy sẽ làm sản phẩm giết mổ công nghiệp của các doanh nghiệp, HTX sẽ không thể cạnh tranh nổi với sản phẩm cùng loại của các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công, vừa có giá thành rẻ lại không mất 5% thuế VAT. 

AHAV cũng đưa ra một lưu ý quan trọng khác về quy định thuế VAT 5% với sản phẩm chăn nuôi sơ chế hiện nay không áp dụng trên các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu trong khi đây là nhóm mặt hàng cạnh tranh rất mạnh với các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Thực tế hiện nay là sản lượng các loại thịt đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng rất nhanh, trung bình 15-20% hằng năm, trong khi thịt các loại sản xuất trong nước chỉ tăng 2-3% hằng năm.

Trong tương lai, AHAV lo ngại rằng sau năm 2027, khi các dòng thuế suất thuế thịt heo và gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam trở về mức 0% theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) thì sản phẩm thịt nhập khẩu các loại sẽ áp đảo hoàn toàn sản phẩm quốc nội và ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực, thực phẩm và sinh kế của người chăn nuôi trong nước.

Nguồn: channuoivietnam.com và nhachannuoi.vn

Liên quan đến Chế Biến - Xử Lý

THAM GIA CỘNG ĐỒNG GIA CẦM CỦA CHÚNG TÔI

Truy cập vào các bài viết PDF
Cập nhật thông tin qua bản tin của chúng tôi
Nhận tạp chí ở dạng số hóa miễn phí

KHÁM PHÁ
AgriFM - Các podcast của ngành chăn nuôi bằng tiếng Tây Ban Nha
https://socialagri.com/agricalendar/en/agriCalendar
agrinewsCampus - Các khóa đào tạo/tập huấn cho ngành chăn nuôi