Để đọc thêm nội dung từ 2024
Nội dung có ở:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Tiềm năng di truyền của gà mái đẻ giống H&N còn rất lớn lap và sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ vào việc đầu tư liên tục vào chương trình tạo giống của chúng tôi.
Để tận dụng tối đa tiềm năng di truyền này, ta cần bảo đảm rằng mọi yếu tố liên quan đến quản lý, thức ăn, môi trường và tình trạng sức khỏe tổng thể đàn gai cầm luôn ở mức tối ưu.
1.Ta đều biết rằng thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này, đồng thời cũng có ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất.
2.Ta cũng cần nhớ rằng gà mái đẻ có khả năng chọn lọc thức ăn, nghĩa là chúng sẽ chỉ ăn tất cả các chất dinh dưỡng trong thức ăn nếu cấu trúc của thức ăn đó hấp dẫn với chúng.
3. Nhà máy thức ăn thu nhận tất cả các nguyên liệu có kích thước và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau nên chúng cần được xử lý, trộn và kết hợp tốt theo một cấu trúc đồng nhất để gà mái đẻ có thể tiếp thu toàn bộ chất dinh dưỡng và không thể ăn một cách kén chọn, tránh lãng phí thức ăn.
Gà mái đẻ có khả năng chọn lựa thức ăn, nghĩa là chúng chỉ ăn tất cả các chất dinh dưỡng trong thức ăn nếu cấu trúc của thức ăn đó hấp dẫn với chúng.
Tiêu thụ thức ăn có chọn lọc là một hành vi bản năng, vì vậy để có thể vượt qua những thách thức này, chúng ta cần chú ý đến một số kỹ thuật quản lý trang trại có thể áp dụng để đạt được gia cầm tiêu thụ lượng thức ăn tối ưu với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp để chúng có thể đạt được năng suất theo tiềm năng di truyền.
Bài này sẽ thảo luận đến những khía cạnh khác nhau liên quan đến quản lý thức ăn trong giai đoạn sản xuất trứng của gia cầm.
Người ta cho rằng đã có giai đoạn nuôi dưỡng (rearing) tốt thì đàn vật nuôi sẽ có sự đồng đều tốt và tăng trọng tốt. Hơn nữa, người ta cho rằng khi đã áp dụng huấn luyện vật nuôi tiêu thụ lượng thức ăn đầy đủ, đặc biệt là từ tuần thứ 10-11 trở đi thì sẽ bảo đảm sự phát triển tốt của đường tiêu hóa của gia cầm.
Hành vi ăn
Yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thức ăn ở gà mái đẻ là cung cấp và đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng.
Nhu cầu năng lượng được xác định bởi nhu cầu của gà mái để duy trì, tăng trưởng và sản xuất trứng.
Yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu năng lượng hằng ngày là thể trọng, do đó, điều quan trọng là phải luôn biết thể trọng trung bình và độ đồng đều của mỗi đàn và hiểu cách nó ảnh hưởng đến hành vi của những con gia cầm trong đàn.
Nhu cầu năng lượng hằng ngày
Khi gia cầm lớn lên, nhu cầu năng lượng hằng ngày sẽ tăng lên (xem Đồ họa 1). Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thức ăn của mỗi con gia cầm.
Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của thể trọng vật nuôi đến nhu cầu năng lượng hằng ngày để duy trì sản lượng trứng ổn định.
Công thức thức ăn thường được tính toán cho một con gia cầm trung bình, nhưng với những con gia cầm trên trung bình thì chúng sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ đủ dinh dưỡng.
Những con gia cầm lớn hơn, thường có thứ bậc cao hơn trong đàn, sẽ có cơ hội lựa chọn và ăn những gì chúng muốn (chủ yếu là các hạt thức ăn có kích cỡ lớn có nhiều năng lượng hơn), và những con gà mái yếu thế thường chỉ được ăn những gì còn lại (các hạt thức ăn có kích cỡ nhỏ có nhiều a-xít amin và vitamin).
Do đó, nếu cấu trúc thức ăn không đồng nhất, cả hai nhóm vật nuôi trong đàn này sẽ đều nhận được lượng dinh dưỡng không cân bằng.
Để giảm thiểu vấn đề này, việc duy trì sự đồng đều của đàn kết hợp với không gian cho ăn đầy đủ cho mỗi con gia cầm là điều cần thiết. (Điều này sau sẽ được thảo luận chi tiết hơn).
Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ thức ăn là nhiệt độ của chuồng nhà nuôi. Lượng tiêu thụ năng lượng của gà mái đẻ tăng lên khi nhiệt độ giảm và giảm xuống khi nhiệt độ tăng.
Ở nhiệt độ dưới 20º C, lượng tiêu thụ thức ăn sẽ tăng lên và nhu cầu sử dụng năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn . Mặc dù điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn, nhưng năng suất thường không bị ảnh hưởng.
Để tránh những thách thức do nhiệt độ vượt quá vùng thoải mái (an toàn) của gia cầm, ta nên đầu tư vào hệ thống thông gió/sưởi ấm tốt và bảo đảm tòa nhà phải có hệ thống cách nhiệt hiệu quả.
Khi tìm hiểu sâu hơn về sự tiêu thụ thức ăn có chọn lọc, các nghiên cứu cho thấy yếu tố hạn chế việc tiêu thục có chọn lọc là kích thước hạt thức ăn chứ không phải một chất dinh dưỡng cụ thể nào đó.
Gà mái sẽ tự nhiên chọn các hạt thức ăn lớn hơn so với các hạt nhỏ hơn mà ta thường thấy ở dưới đáy của máng ăn. Nếu chúng ta không kiểm soát hành vi này, thì giá trị trung bình hình học (average geometric mean) của thức ăn sẽ giảm. (Biểu đồ 2, Trích từ Herrera và cộng sự, 2018).
Biểu đồ 2. Sự biến chuyển của giá trị trung bình hình học của thức ăn chăn nuôi theo thời gian (Chuyển thể từ Herrera et al., 2018).
Hơn nữa, ta cần cân nhắc rằng lượng tiêu thụ thức ăn sẽ tăng dựa trên nhu cầu của gà mái đẻ trong ngày.
Trong quá trình sản xuất, gà mái đẻ sẽ tăng lượng thức ăn vào buổi chiều vì nhu cầu sản xuất trứng tăng lên.
Nhìn chung, 60-70% lượng thức ăn hằng ngày được hấp thụ vào buổi chiều (Biểu đồ 3).
Việc cung cấp thức ăn chăn nuôi cần được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu này.
Đặc biệt chú ý với hình thức chăn nuôi thả vườn vì gia cầm có thể ở bên ngoài trong thời gian dài.
Chúng cần ăn một bữa đầy đủ trước khi đã thả ra vườn.
Khắc phục các vấn đề về cho ăn
Trong các điểm bàn luận tiếp theo, chúng tôi có một số khuyến nghị thực tế có thể giúp vật nuôi đạt được sự cân bằng giữa lượng tiêu thụ thức ăn và lượng tiêu thụ dưỡng chất trong trang trại.
1.CUNG CẤP THỨC ĂN ĐÚNG CÁCH
Từ 5 tuần tuổi trở đi, nên tập cho đàn gia cầm ăn sạch máng một lần một ngày (Hình 1).
Hình 1. Ví dụ về máng xích thức ăn (feeder chain) (hình ảnh đầu tiên) sạch không còn thức ăn được chụp ở khu vực vật nuôi hoạt động cao và ví dụ về mức thức ăn thấp (hình thứ hai) ở khu vực bình thường. Mức thức ăn thấp này nên đạt được một lần một ngày.
Bằng cách này, gia cầm được khuyến khích ăn các hạt thức ăn mịn hơn. Trong thời gian huấn luyện này, điều QUAN TRỌNG là phải có người theo dõi giám sát hành vi của đàn vật nuôi, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi không lồng để bảo đảm thức ăn không bị hạn chế và gây căng thẳng không đáng có cho con vật.
Việc này nên được thực hiện bằng cách cho ăn theo khối (block feeding).
Cho ăn theo khối chỉ đơn giản là chạy hai lần cho ăn liên tiếp. Mục đích là cung cấp cho tất cả các con vật trong đàn gia một lượng thức ăn hoàn chỉnh với hàm lượng dinh dưỡng cân bằng.
Máng ăn rỗng sẽ làm vật nuôi bị đói; những con to khỏe trong đàn sẽ là những con đầu tiên đến máng ăn trước và sẽ được ăn no trước. Khi lần cho ăn thứ hai chạy, những con nhỏ yếu hơn hơn sẽ dễ dàng tiếp cận máng ăn hơn và sẽ được ăn hết thức ăn trong máng chứ không phải là chỉ được ăn thức ăn chừa lại sau khi những con to khỏe hơn ăn xong.
Rất nên tiếp tục việc chỉ cho vật nuôi ăn khi máng ăn đã được ăn sạch trước đó, kể cả khi chuyển chúng đến nhà nuôi để sản xuất trứng. Để tránh bất kỳ ảnh hưởng nào đến chu kỳ sản xuất trứng của gia cầm, ta nên thực hiện phương pháp cho ăn khi máng đã được vét sạch vào khoảng giữa trưa.
Hơn nữa, vào thời điểm này, nhân viên trang trại sẽ làm việc xung quanh và có thể phản ứng trong trường hợp có sự cố bất ngờ. Cũng nên lưu ý rằng 40% lượng thức ăn sẽ được tiêu thụ vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Vì vậy, cần lập kế hoạch cho chương trình cho ăn đàn gia cầm của bạn một cách hợp lý.
Ta phải bảo đảm luôn luôn có thức ăn trong máng ăn vào cuối ngày. Điều này sẽ giúp vật nuôi có đủ thức ăn khi chúng đẻ trứng vào buổi chiều. Lần cho ăn cuối cùng trong ngày nên diễn ra khoảng hai giờ trước khi tắt đèn trong nhà nuôi.
2. HUẤN LUYỆN VẬT NUÔI TIÊU THỤ THỨC ĂN TRONG TUẦN 10 ĐẾN 17
Trong giai đoạn này, chúng ta cần vật nuôi tiêu thụ lượng thức ăn đầy đủ để hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan tiêu hóa cũng như tăng cường khả năng tiêu thụ thức ăn trước khi chúng bắt đầu đẻ trứng.
Yếu tố hạn chế đối với sự tiêu thụ thức ăn là kích thước đường ruột, kích thích, và do đó tăng kích thước diều, dạ dày, mề và ruột trong giai đoạn này sẽ giúp gia cầm có thể lưu trữ thức ăn nhiều hơn. Điều này rất cần thiết để gà mái ăn và tiêu hóa một lượng thức ăn cân bằng hoàn chỉnh.
Một con gà mái trưởng thành ăn 100-120 gram tùy thuộc vào một số yếu tố như giống nuôi, hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn và môi trường sản xuất.
Một con gà mái được huấn luyện trong giai đoạn nuôi dưỡng để có sức tiêu thụ thức ăn lớn hơn thì sẽ dễ dàng thích ứng hơn khi chuyển qua giai đoạn đẻ trứng mà còn thích nghi tốt hơn với những thách thức trong giai đoạn này.
Cho ăn theo khối (block feeding) chỉ đơn giản là chạy cho ăn hai lần liên tiếp. Mục đích là cung cấp cho tất cả con vật trong đàn một lượng thức ăn hoàn chỉnh với hàm lượng dinh dưỡng cân bằng với điều kiện gia cầm phải ăn sạch hết thức ăn trong máng ăn.
3.ĐỘ ĐỒNG ĐỀU CỦA ĐÀN
Độ đồng đều (uniformity) trong đàn sẽ làm giảm sự cạnh tranh giữa những con gà mái đẻ.
Điều này sẽ giúp tất cả vật nuôi có thể ăn một lượng thức ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, do đó cải thiện sự cân bằng dinh dưỡng của cả đàn vật nuôi.
Hơn nữa, nhu cầu thực tế của từng con gà mái trong đàn sẽ phù hợp hơn với nhu cầu dinh dưỡng trung bình được tính toán của đàn.
Một con gà mái trưởng thành ăn 100-120 gram tùy thuộc vào một số yếu tố như giống nuôi, hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn và môi trường sản xuất.
4.CUNG CẤP THỨC ĂN ĐỒNG ĐỀU
Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến độ đồng đều của đàn.
Không gian của máng ăn: Trong hệ thống nuôi lồng, đây là yếu tố hạn chế để đạt được sự đồng đều của đàn tốt trong cả quá trình nuôi dưỡng và đẻ trứng. Nó cũng sẽ hạn chế đáng kể sự tăng trưởng của gà hậu bị (xem Bảng 1).
Bảng 1. Khuyến nghị về không gian máng ăn.
5. CUNG CẤP THỨC ĂN NHANH CHÓNG
Đây là một yếu tố quan trọng đặc biệt đối với hệ thống chăn nuôi không lồng (cage-free production). Trong hệ thống chăn nuôi này, gia cầm được tự do lựa chọn nơi và cái để thức ăn.
Điều quan trọng là phải cung cấp thức ăn càng nhanh càng tốt cho vật nuôi để các máng ăn dọc theo chuồng được đổ đầy thức ăn nhanh chóng và đàn gia cầm sẽ chỉ ăn trong máng ăn.
Trên thực tế, điều này không dễ dàng thực hiện được và ta sẽ thường thấy có một nhóm vật nuôi tụ tập ở đầu máng ăn để cố gắng chọn những hạt lớn trong khi ở cuối máng ăn thì chỉ còn những hạt thức ăn mịn cho những con ở khu vực cuối máng ăn (xem Hình 2) , vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi hệ thống cung cấp thức ăn vận hành chậm chạp.
Hình 2. Ví dụ về thức ăn được thu thập ở đầu (bên trái) và cuối (bên phải) của đường máng ăn.
Điều quan trọng là phải cung cấp thức ăn càng nhanh càng tốt cho vật nuôi để các máng ăn dọc theo chuồng được đổ đầy thức ăn nhanh chóng và đàn gia cầm sẽ chỉ ăn trong máng ăn.
Trước khi xây dựng nhà chuồng nuôi, đặc biệt là trong các hệ thống chăn nuôi thay thế, điều quan trọng là phải chú ý đặc biệt đến hệ thống cho ăn:
Hình 3. Ví dụ về cách cung cấp thức ăn có kích thước phù hợp.
6. GIÁM SÁT LƯỢNG TIÊU THỤ NƯỚC
Nước sạch có chất lượng tốt và nhiệt độ thích hợp phải luôn được cung cấp cho vật nuôi. Đàn gia cầm phải được tiếp cận với đủ số lượng máng uống phân bố đều. Cần chú ý nhiều hơn khi chăn nuôi ở những vùng có khí hậu nóng.
Hệ thống cung cấp nước phải được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để bảo đảm vận hành thông suốt.
Lượng tiêu thụ nước phải được theo dõi chặt chẽ vì khi vật nuôi không uống đủ nước thường sẽ tiêu thụ ít thức ăn hơn và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của chúng.
Hệ thống cung cấp nước phải được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để bảo đảm vận hành thông suốt.
Những thách thức hiện tại và tương lai
Hiện nay, việc xử lý mỏ/cắt mỏ (beak treatment) vẫn được cho phép ở nhiều quốc gia, tuy nhiên một số quốc gia Bắc Âu đã cấm phương thức này trong khi một số quốc gia khác đã không còn áp dụng nữa.
TÓM TẮT