Để đọc thêm nội dung từ AviNews September 2024 Vietnamese

Nội dung có ở:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino

Một trong những tham số chính trong sản xuất trứng thương mại luôn luôn là về kích thước trứng. Việc sản xuất trứng có trọng lượng cao thì vẫn gặp những thách thức như chất lượng vỏ trứng bị suy giảm sớm, tổn thất tích lũy của sản lượng trứng khi đàn gia cầm bắt đầu đẻ trứng trễ, hiệu quả chuyển đổi thức ăn suy giảm hoặc tỷ lệ chết tích lũy trong đàn vật nuôi gia tăng.

  • Tuy nhiên, ngay cả khi tính đến tất cả những vấn đề này, việc sản xuất trứng có trọng lượng cao (nặng) vẫn có thể khả thi về mặt kinh tế.

Điều này đặc biệt đúng ở những quốc gia mà thị trường trả mức giá chênh lệch rất cao cho những quả trứng lớn hơn.

Kích thước trứng có yếu tố di truyền vì đây là tham số có tính di truyền cao. Tuy nhiên, những thay đổi trong quản lý và dinh dưỡng của đàn gia cầm thì có ảnh hưởng lớn hơn cả yếu tố di truyền.

Mục tiêu của bài này là nêu rõ những điều chính để thay đổi đường hướng sản xuất trứng sao cho phù hợp nhu cầu thị trường về trứng chất lượng cao. Kích thước trứng dựa trên ba điểm mấu chốt:

  • Quản lý đàn gia cầm.
  • Chương trình chiếu sáng.
  • Dinh dưỡng.

Quản lý đàn gia cầm

Thể trọng gia cầm và kích thước trứng

Có ước tính rằng cứ tăng thêm 45g so với tiêu chuẩn vào 18 tuần tuổi của gia cầm thì trọng lượng tích lũy của trứng sẽ tăng 0,5g vào cuối giai đoạn sản xuất.

Tiếp tục sau quảng cáo.

Tuy nhiên, nếu sự tăng trưởng diễn ra ở giai đoạn cuối của quá trình nuôi dưỡng (rearing) thì sẽ không đạt hiệu quả vì sự tăng trưởng sẽ chuyển thành dạng tích tụ mỡ trên cơ thể gia cầm.

Giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của kích thước thịt gia cầm thường là đạt đỉnh vào 6 tuần tuổi (như thể hiện trong Hình 1).

Một ví dụ thực tế về tầm quan trọng của sự phát triển cơ thể gia cầm trong quá trình nuôi dưỡng được thể hiện trong biểu đồ tiếp theo của hai đàn A và B. Cả hai đàn đều cùng từ một giống, cùng ăn một loại thức ăn, được nuôi trong cùng một hệ thống nuôi không lồng và được chăn nuôi trong cùng một trang trại.

Đàn gia cầm A có thể trọng cao hơn đàn gia cầm B, khi bắt đầu sản xuất thì đàn A đã đẻ ra quả trứng có kích thước lớn hơn đàn B. (Xem Hình 2).

Ví dụ này củng cố bằng chứng cho quan sát thực nghiệm được nêu trong các ấn phẩm nghiên cứu. Ví dụ, Perez Bonilla và cộng sự cho rằng có sự liên hệ giữa thể trọng vật nuôi vào cuối thời kỳ nuôi dưỡng với hình thức chăn nuôi cho cùng một lứa sẽ có trong giai đoạn 24-59 tuần tuổi. Những kết quả này xác nhận mối liên hệ quan trọng giữa sự phát triển cơ thể gà con và sản lượng trứng. (Xem Bảng 1).

Kiểm soát sự phát triển cơ thể vật nuôi

Cách duy nhất để theo dõi sự phát triển cơ thể của đàn gia cầm là tiến hành cân một cách hệ thống mẫu một số lượng đáng kể con vật.

Cần phải hiểu rõ rằng cơ thể sẽ không phát triển nếu lượng thức ăn tiêu thụ bởi con vật không tăng dần và tăng đều đặn.

Cũng không thể đạt sản lượng như mong muốn của người chăn nuôi nếu đàn gia cầm không thể ăn đủ thức ăn để đáp ứng nhu cầu duy trì và sản xuất của chúng.

Kích thích vật nuôi tiêu thụ thức ăn là một điều thiết yếu

Việc kích thích vật nuôi tiêu thụ thức ăn nên bắt đầu ngay khi gia cầm bắt đầu được nuôi dưỡng, vì thể trọng của chúng ngay từ 6 tuần tuổi sẽ có liên quan trực tiếp đến trọng lượng trứng chúng sản xuất.

Trong thời gian úm (và đến tuần thứ 4), nên cho gà con ăn thức ăn dạng mảnh nếu thể trọng chúng không đạt tiêu chuẩn liên tục. Thức ăn dạng mảnh được gia cầm ưa thích, giúp cải thiện tiêu thụ thức ăn và phát triển cơ thể và ruột.

Hình 3. Minh họa thức ăn chăn nuôi dạng mảnh.

Một sai lầm thường mắc phải khi gặp trường hợp đàn gia cầm có thể trọng dưới mức tiêu chuẩn và không ăn lượng thức ăn đúng theo tiêu chuẩn là tăng số lần cho gia cầm ăn.

Mục tiêu của biện pháp quản lý này là kích thích gia cầm ăn bằng âm thanh kích thích của hệ thống cho ăn và bằng cách phân phối thức ăn mới với các hạt ngũ cốc có kích cỡ thô mà gia cầm ưa thích.

Việc vét sạch máng ăn (hay máng cám) là điều cần thiết, tốt nhất là thực hiện hằng ngày. Có thể dùng quy trình vét sạch máng ăn bắt đầu từ 4 tuần tuổi , khi gia cầm đã ăn đủ lượng thức ăn để chúng ta có thể áp dụng quy trình này mà không lo sẽ làm giảm tổng lượng thức ăn mà đàn phải ăn hằng ngày.

Việc vét sach máng ăn có hai mục đích chính:

Đường tiêu hóa phải được phát triển thích hợp sao cho khi bắt đầu quá trình sản xuất, gà mái có khả năng tiêu hóa và hấp thụ lượng thức ăn cần thiết để bảo đảm chúng phát triển hợp lý trong giai đoạn này và sản xuất quả trứng đầu tiên.

Hình 4. Máng ăn được vét sạch, cả ở phần dưới đáy.

Cách dễ nhất để vét sạch trong máng ăn là để gia cầm ăn hết thức ăn cho đến khi máng ăn cạn sạch hoàn toàn trước khi thức ăn mới được đổ vào. Khi đổ thức ăn vào máng thì nên làm hai lần liên tiếp, cách nhau 30-45 phút, để bảo đảm rằng tất cả các con gia cầm đều được ăn chứ không chỉ những con to khỏe.

Toàn bộ quá trình phải được giám sát kiểm tra, thông qua việc theo dõi hằng ngày lượng nước và thức ăn tiêu thụ, để bảo đảm rằng quá trình này được thực hiện đúng. Quá trình vét sạch máng ăn nên được áp dụng trong cả giai đoạn nuôi và đẻ.

Ngoài các biện pháp quản lý nêu trên, cần tránh mọi yếu tố có thể làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ, chẳng hạn như:

Tham khảo Hướng Dẫn Quản Lý H&N (H&N Management Guide) để biết thêm về mật độ chăn nuôi đàn gia cầm được khuyến nghị cho giai đoạn nuôi và đẻ.

Mật độ đàn trong nhà nuôi – một yếu tố quyết định quan trọng

Mật độ đàn trong nhà nuôi là tham số phải được xác định trước khi cho nhận đàn gia cầm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến: sự phát triển cơ thể trong giai đoạn nuôi và sản xuất; độ đồng đều của đàn; và lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày.

Mật độ nuôi cao ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cơ thể của đàn gia cầm (Bảng 2) vì diện tích máng ăn và nước uống cho mỗi con vật sẽ bị thu hẹp hơn, và do gia cầm bị stress vì thiếu không gian cho chúng biểu hiện hành vi tự nhiên hoặc do sự cạnh tranh lẫn nhau trong đàn gia tăng.

Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ đàn gia cầm đến sự phát triển cơ thể vật nuôi trong quá trình nuôi dưỡng. (CAREY, JB, (1986), Effects of Pullet-Stocking Density on Performance of Laying Hens)

Ảnh hưởng của stress nhiệt

Gà mái, giống như bất kỳ loài động vật máu nóng nào khác, có các cơ chế sinh học để tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng.

Tuy nhiên, khả năng tự điều chỉnh cũng có hạn; vật nuôi chịu nhiệt độ cao trong thời gian kéo dài có thể thay đổi hành vi của chúng. Có thể được biểu hiện bằng giảm lượng thức ăn tiêu thụ, giảm năng suất cũng như tăng stress.

Ngoài ra, nhiệt độ cao của nhà chuồng nuôi còn ảnh hưởng tiêu cực đến lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian nuôi dưỡng (Hình 5).

Việc giảm tiêu thụ này có tác động tiêu cực đến sự phát triển cơ thể và thể trọng của gia cầm.

Hình 5. Giảm lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày (tính theo %) do nhiệt độ trung bình thay đổi (1°C) bên trong chuồng nuôi. (Bell, DD và WD Weaver, Jr. (2002) Commercial Chicken Meat and Egg Production. 5th Edition. Kluwer Academic Publishers).

Có một số biện pháp quản lý có thể được áp dụng để đối phó với những điều kiện bất lợi này:

Phân phối thức ăn theo nhóm vào những thời điểm trong ngày có nhiệt độ thấp hơn.

Cho ăn vào ban đêm, trong giai đoạn nuôi dưỡng và/hoặc giai đoạn sản xuất.

Trong giai đoạn sản xuất, thời gian chiếu sáng cho ăn ban đêm có thể kéo dài từ 60 đến 120 phút nhưng cần phải để tình trạng tối trong nhà chuồng nuôi ít nhất 3 giờ trước và sau khoảng thời gian cho ăn ban đêm như thể hiện trong biểu đồ tiếp theo.

Hình 6. Khoảng thời gian 24 giờ.

Chiến lược tương tự cũng có thể được áp dụng trong giai đoạn nuôi dưỡng, nhưng nếu áp dụng từ 12 tuần tuổi thì có thể kích thích đàn sớm hơn.

Chương trình chiếu sáng trong sản xuất

Về lý thuyết, hoạt động của gà mái có thể quy ra việc chuyển hóa kg thức ăn thành kg khối lượng trứng (egg mass). Khối lượng trứng này là tích của số lượng trứng đẻ ra theo trọng lượng của những quả trứng này và phụ thuộc chủ yếu vào di truyền của loài gia cầm, cũng như việc áp dụng chế độ cho ăn và quản lý đàn đúng cách.

Tuy nhiên, với sự kích thích bằng chiếu sáng thích hợp, chúng ta có thể điều chỉnh sản xuất trứng của gia cầm theo một trong hai hướng sau: số lượng trứng hoặc kích thước trứng.

Gà mái sẽ bắt đầu đẻ trứng khi chúng đạt được thể trọng trưởng thành, khi thời gian chiếu sáng không có tính ức chế hoặc chúng đã mất chu kỳ sinh học.

Thời gian chiếu sáng có thể được phân loại như sau:

Kích thích:

Giảm hoặc không đổi:

Điều quan trọng cần lưu ý ở gà mái đẻ thương mại là chúng không có giai đoạn kháng chịu chiếu sáng (refractory photo period) như ở các loài chim khác. Điều này có thể hiểu là là gà mái nhạy cảm với kích thích ánh sáng ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Cần phải tính toán với các tham số cụ thể để chúng ta có thể đo lường và lặp lại khi muốn lập chương trình chiếu sáng kích thích tối ưu. Trong số những điểm thú vị nhất cho mục đích này là:

Độ tuổi gia cầm khi bắt đầu áp dụng chiếu sáng kích thích

Đây là chỉ số được sử dụng nhiều nhất để quyết định thời điểm bắt đầu kích thích đàn. Tương quan tốt với thể trọng vật nuôi khi bắt đầu chiếu sáng kích thích nếu đàn đó có thể trọng gần với tiêu chuẩn và có sự đồng đều.

Nếu không, sẽ dẫn đến những kích thích sai lầm, và gây ra những kết quả năng suất không mong đợi.

Thể trọng gia cầm ở mức sản xuất 50%

Đây là một chỉ báo dự đoán tốt về việc sản xuất theo nhóm sẽ như thế nào và chương trình chiếu sáng kích thích đã hoạt động như thế nào. Rất khó để có được trọng lượng chính xác trong các hệ thống chăn nuôi lồng vì cần phải cân những gia cầm sau khi thu trứng, nhưng với các hệ thống chănnuooi thay thế với các hệ thống mới trên trang trại thì có thể thực hiện dễ dàng hơn.

Hình 7. Thể trọng khác nhau đạt mục tiêu và đạt dưới mục tiêu đề ra.

Tuổi gia cầm ở mức 50% của sản xuất

Đây là dữ liệu dự đoán tốt về cách sản xuất sẽ như thế nào khi đàn gia cầm đạt thể trọng tiêu chuẩn và có sự đồng đều. Dạng dữ liệu thường được sử dụng hơn dữ liệu thể trọng ở mức 50% sản xuất vì rất dễ tính toán nếu như sản lượng trứng được thu thập hằng ngày.

Dữ liệu này hỗ trợ việc đánh giá các đàn gia cầm sản xuất đúng kích thước trứng theo yêu cầu sản xuất và thiết lập điểm kiểm soát cho chương trình chiếu sáng. Chúng ta có thể quyết định về chương trình chiếu sáng nào phù hợp với mục tiêu sản xuất.

Bảng 3. Số lượng trứng

Trong Bảng 3 có các chương trình chiếu sáng kích thích khác nhau để điều chỉnh kích thước trứng theo nhu cầu thị trường. Chương trình dựa trên tiêu chuẩn của giống gia cầm và chỉ nên được coi là một chỉ dẫn.

Dinh dưỡng

Kích thước và dinh dưỡng của trứng

Kích thước trứng có thể được kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng cho gia cầm, nhưng sẽ không hiệu quả nếu chúng ta không giải quyết êm đẹp các điểm mấu chốt còn lại đã được nêu và giải thích trong bài này.

Năng lượng

Nhu cầu duy trì (maintenance) chiếm 65% tổng nhu cầu sản xuất và ngoại trừ giai đoạn bắt đầu sản xuất, khi gia cầm có sự tăng trưởng đáng kể. Trong giai đoạn còn lại của quá trình sản xuất, phần năng lượng còn lại sẽ được sử dụng cho sản xuất trứng với khối lượng nhất định.

Nhu cầu duy trì của đàn gà mái cần phải được đáp ứng trước rồi mới đến nhu cầu dinh dưỡng cho việc sản xuất.

THAM GIA CỘNG ĐỒNG GIA CẦM CỦA CHÚNG TÔI

Truy cập vào các bài viết PDF
Cập nhật thông tin qua bản tin của chúng tôi
Nhận tạp chí ở dạng số hóa miễn phí

KHÁM PHÁ
AgriFM - Các podcast của ngành chăn nuôi bằng tiếng Tây Ban Nha
https://socialagri.com/agricalendar/en/agriCalendar
agrinewsCampus - Các khóa đào tạo/tập huấn cho ngành chăn nuôi