Để đọc thêm nội dung từ AviNews September 2024 Vietnamese
Conteúdo disponível em:
English Indonesia (Indonesian) Philipino
Sâu bệnh có thể gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất bằng cách làm giảm năng suất và gây lây truyền bệnh. Một số loài côn trùng cũng có thể gây ra thiệt hại vật lý, kể cả gây hư hại cho cấu trúc nhà chuồng nuôi. Trang trại chăn nuôi đàn giống có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều loài côn trùng và những loài chính bao gồm có ruồi, bọ cánh cứng và kiến.
Côn trùng bị thu hút đến các trang trại chăn nuôi gia cầm vì chúng biết ở đó có thức ăn, nước và môi trường sống phù hợp.
Biện pháp kiểm soát cơ học (đặt bẫy) là một hướng giải quyết và nên đưa vào chương trình kiểm soát côn trùng.
Tuy nhiên, phương pháp quản lý tốt cùng với chương trình phòng ngừa là cách hiệu quả nhất để ngăn sự xâm nhập của côn trùng.
Các công ty chuyên kiểm soát sâu bệnh luôn có các chuyên gia có thể dễ dàng đánh giá tình hình và giúp xây dựng chương trình quản lý sâu bệnh hiệu quả.
Một khi đã thiết lập chương trình thì việc lưu trữ và ghi chép dữ liệu sẽ hữu ích để xác định và giảm thiểu các vấn đề về sâu bệnh trước khi chúng gây sự lây nhiễm tràn lan.
Để ngăn ngừa côn trùng xâm nhập thì điều quan trọng là phải kiểm soát được độ ẩm. Trứng và ấu trùng côn trùng cần độ ẩm để nở và sinh tồn, vì vậy điều quan trọng là phải giữ cho môi trường trong nhà được khô ráo. Tương tự vậy, phải loại bỏ các nguồn thức ăn tiềm năng cho côn trùng.
Cân nhắc những điều sau:
1. Nếu bọ cánh cứng đen là vấn đề thì hãy để nền phân trong nhà nuôi ít nhất một ngày và xử lý bằng thuốc trừ sâu hiệu quả. Bọ cánh cứng sẽ xuất hiện hàng loạt khi gia cầm rời khỏi nhà nuôi nên cần phải kiểm soát nhanh chóng.
Sau khi dọn nền phân, hãy đậy bạt lại để côn trùng không vào được và ngăn chặn những con khác cho đến khi có thể dọn phân ra khỏi trang trại.
2. Bảo đảm rằng nhà nuôi có thể thoát nước tốt và được thông gió đúng cách để tránh tình trạng nền chuồng bị ướt. Kiểm tra và sửa chữa ngay bất kỳ rò rỉ nước nào.
3. Bảo đảm nước xung quanh bên ngoài nhà nuôi thoát được và bất kỳ hệ thống thoát nước nào (mương, đường ống) không bị chặn/nghẹt bởi mảnh vụn hoặc thảm thực vật.
4. Bảo đảm rằng gia cầm có nước uống chất lượng tốt. Nước chất lượng kém có thể làm vật nuôi bị tiêu chảy và ra phân ướt, làm tăng độ ẩm và lượng phân vào nền chuồng.
5. Tránh để nhiệt độ cao trong nhà vì chim sẽ phải uống nhiều nước hơn.
6. Sửa chữa bất kỳ hư hỏng nào về mặt cấu trúc vì những khu vực này có thể là nơi trú ngụ của côn trùng, đặc biệt là bọ cánh cứng.
7. Nên để ít nhất 4 tuần trống giữa các đàn. Điều này sẽ loại bỏ nguồn cung thức ăn và nước cho côn trùng và giúp thuốc trừ sâu được sử dụng có thời gian phát huy tác dụng.
8. Nhanh chóng loại bỏ và tiêu hủy bất kỳ vật nuôi chết nào.
9. Kiểm tra thường xuyên xem có thức ăn bị đổ ra ngoài máng không và phải dọn dẹp vệ sinh ngay lập tức.
Hình 1. Bảo đảm nước thoát ra khỏi nhà nuôi. Nước đọng xung quanh nhà tạo điều kiện cho côn trùng sinh sôi.
KIỂM SOÁT BẰNG HÓA CHẤT
Việc lựa chọn thuốc trừ sâu nên dựa trên mục tiêu côn trùng, hiệu quả, nguy cơ tiềm ẩn (đối với con người và chim) cũng như luật lệ địa phương. Một chuyên gia tư vấn kiểm soát sâu hại chuyên nghiệp sẽ cung cấp thêm thông tin về các hóa chất phù hợp cho trang trại của bạn. Đây là một số thông tin về vài loại thuốc trừ sâu thông dụng.
Các sản phẩm gốc Carbaryl có thể được dùng để kiểm soát nhiều loài côn trùng. Hóa chất này chặn hệ thần kinh bằng cách ức chế enzyme acetylcholine-esterase.
Các sản phẩm gốc Pyrethrin thì an toàn khi sử dụng trong nhà nuôi gia cầm.
Ngoài ra còn có chất khống chế sinh trưởng côn trùng giúp ngăn chặn sự hình thành kitin, từ đó mà ấu trùng không thể biến thành bọ cánh cứng trưởng thành.
Nếu thấy bất kỳ vết kiến di chuyển từ gò đất bên ngoài vào trong nhà nuôi thì phải phun thuốc trừ sâu xung quanh chu vi nhà. Bất kỳ gò kiến nào cũng có thể được xử lý bằng thuốc trừ sâu hóa học.
KIỂM SOÁT SINH HỌC
Có một số tác nhân kiểm soát sinh học có thể dùng để kiểm soát sâu hại. Lưu ý rằng không phải tất cả các tác nhân này đều phù hợp để sử dụng trong mọi điều kiện khí hậu.
KIỂM SOÁT TỪ VẬT CƠ KHÍ
Có nhiều loại bẫy khác nhau, bao gồm bẫy pheromone, bẫy băng dính và bẫy điện (bẫy diệt côn trùng).
Ruồi không thể bay ngược hướng gió nên có thể sử dụng quạt quanh cửa ra vào để ngăn ruồi bay vào.
Hình 2. Bẫy cơ học có thể dùng để bẫy ruồi, một loại côn trùng gây hại chính trong chăn nuôi gia cầm.
VỀ TÁC GIẢ
Gracieli Araujo đã làm việc cho Cobb với tư cách là cố vấn hợp đồng trong 5 năm để hỗ trợ chương trình kiểm soát côn trùng. Vào tháng 8 năm 2019, cô gia nhập Cobb với vai trò là