Để đọc thêm nội dung từ AviNews September 2024 Vietnamese
Conteúdo disponível em:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Các dòng giống gia cầm hiện đại có đặc điểm: năng suất cao và chuyên biệt hóa. Những tiến bộ trong di truyền, thức ăn, quản lý, chẩn đoán, môi trường và chăn nuôi đã cải thiện đáng kể các thông số năng suất.
Mặc dù gia cầm ngày nay đạt năng suất tốt hơn và hiệu quả hơn, nhưng sức chịu đựng hay đề kháng của chúng cũng kém hơn so với trước đây, khiến chúng dễ mắc bệnh hơn.
Do nguyên nhân đa yếu tố gây suy giảm miễn dịch nên việc chẩn đoán bệnh không phải lúc nào cũng đơn giản, và đòi hỏi phải có dữ liệu lịch sử khám lâm sàng, mổ khám bệnh tích và xét nghiệm bổ sung nếu cần.
Sau đây, chúng ta sẽ thảo luận vềnhững khía cạnh liên quan nhất đến bệnh học của hệ miễn dịch khi có sụ ức chế miễn dịch.
Hệ miễn dịch của chim bao gồm các cơ quan lympho chính và thứ cấp.
Việc phân tích các tổn thương trên cơ quan lympho cần tính đến độ tuổi của gia cầm và lịch chủng ngừa, vì các cơ quan lympho chính sẽ bị teo lại (atrophy) khi gia cầm đạt đến độ tuổi trưởng thành sinh dục và hầu hết các loại vắc-xin thông thường đều làm thay đổi các cơ quan lympho.
Bên trong túi Fabricius có các phiến lớn và phiến nhỏ (major and minor folia), các phiến có lớp lót bằng biểu mô trụ (columnar epithelium) và chứa các nang lympho (lymphoid follicles) hỗ trợ bởi một ma trận mô liên kết.
Hình 1. Túi Fabricius ở chim 4 tuần tuổi (Ảnh: Được cung cấp bởi María Teresa Casaubon Hugenin).
Túi Fabricius, khi không có sự hiện hữu của mầm bệnh nhiễm hoặc chất ức chế miễn dịch, sẽ hiện hữu cho đến khi vật nuôi được 12 đến 14 tuần tuổi, vào thời điểm này túi Fabricius sẽ bắt đầu thoái triển (involute), và cho đến tuần thứ 20 thì còn lại dấu vết của túi trong cơ thể vật nuôi.
Ở gà con 1 ngày tuổi, các cụm tế bào heterophil thường được tìm thấy trong mô dưới biểu mô (subepithelial tissue); đây là các foci tạo bạch cầu hạt ngoài tủy (extramedullary granulopoiesis) và có mặt ở nhiều mô khác nhau trong cơ thể gà con.
TUYẾN ỨC (THYMUS)
Tuyến ức ở chim đặt nằm dọc theo cổ và bao gồm 6 đến 7 thùy (lobes) nằm song song với tĩnh mạch cảnh và dây thần kinh phế vị (vagus nerve).
Trong trường hợp không có mầm bệnh hoặc chất ức chế miễn dịch, tuyến ức sẽ hiện hữu cho đến tuần thứ 15 đến tuần thứ 17 của vật nuôi, sau đó tuyến ức sẽ bắt đầu thoái triển và đến tuần thứ 30 thì chỉ còn lại dấu tích của tuyến ức.
TỦY XƯƠNG
Chỉ những xương không rỗng/non-pneumatic bone như xương đùi và xương chày mới có tủy xương, tủy xương được coi là cơ quan lympho chính và thứ cấp vì tủy xương là nguồn cung cấp:
LÁ LÁCH
Lách kết nối vào mề và dạ dày tuyến (proventriculus) bằng mặt tạng của nó. Đây là một cơ quan lympho thứ cấp, được tạo thành từ một bao vỏ mô liên kết và trabeculae (một dạng dải mô để hỗ trợ cơ quan) và được hỗ trợ bởi:
Lách ở gà con là trung tâm tạo bạch cầu hạt và ở chim lớn tuổi hơn thì là trung tâm thể hiện kháng nguyên.
TEO CƠ QUAN LYMPHO
Ngoài sự thoái hóa theo tuổi tác của chim, còn có nhiều yếu tố gây ra chứng teo mô lympho.
Trong quá trình sản xuất chăn nuôi, gia cầm phải chịu những yếu tố stress như:
Điều này sẽ kích thích tiết chất glucocorticoid và gây apoptosis (tế bào chết lập trình) ở tế bào lympho.
QUÁ TRÌNH APOPTOSIS
Quá trình apoptosis là quá trình bình thường ở chim diễn ra trong quá trình chọn lọc tiêu cực của các bản sao không hữu ích. Một lát cắt mô của các cơ quan lympho cho thấy apoptosis, được mô tả như là ‘bầu trời đầy sao/starry sky’.
Mặt khác, độc tố vi nấm (mycotoxin) được coi là chất ức chế miễn dịch gây teo cơ quan lympho, cơ chế làm teo cơ quan diễn ra theo hai con đường:
Nếu quan sát thấy kích thước cơ quan lympho bị teo giảm thì ta cần cân nhắc đến yếu tố độc tố vi nấm khi làm chẩn đoán phân biệt.
Ở tuyến ức, teo cơ do apoptosis diễn ra quy mô lớn xảy ra khi nhiễm vi-rút thiếu máu truyền nhiễm (infectious anaemia virus). Vi-rút lây truyền theo chiều dọc này nhắm vào tế bào lympho T và tế bào mầm tủy xương.
Vật nuôi dưới 5 tuần tuổi cho thấy sự teo giảm nghiêm trọng của lớp vỏ tuyến ức, giảm đáng kể kích thước tuyến ức, đôi khi mổ khám sẽ không phát hiện được tuyến ức.
Hình 2. Teo tuyến ức nghiêm trọng ở gia cầm 8 tuần tuổi (Mũi tên).
HOẠI TỬ VÀ VIÊM
Ngoài quá trình apoptosis, hoại tử (necrosis) cũng làm teo cơ quan lympho, nhưng trong trường hợp này quá trình viêm có thể tạm thời làm tăng kích thước cơ quan lympho.
Những thay đổi này không chỉ giới hạn ở IBF, vì các mầm bệnh khác như virus gây bệnh Marek (MDV), Reovirus và virus gây bệnh Newcastle (NDV) cũng có thể gây hoại tử và viêm.
Một trường hợp cụ thể là nhiễm virus IBF do các chủng biến thể, vì chúng không gây hoại tử và viêm và túi Fabricius chỉ bị teo. Những chủng vi-rút này dùng quá trình apoptosis để làm chết tế bào lympho.
Sự tái tạo phụ thuộc vào việc không có nhiễm trùng thứ phát, nếu có biến chứng do vi khuẩn hoặc nhiễm cryptosporidium thì túi Fabricius sẽ có dịch tiết fibrin hoặc fibrinocaseous và dịch này sẽ chứa đầy trong túi.
BỆNH GÂY TĂNG SINH LYMPHO
Ở chim, virus gây bệnh Marek (MD) và bệnh Máu Trắng (còn gọi là Leuco, Lymphoid Leukosis) gây ra các khối u (neoplasms) của tế bào lympho (gọi là lymphomas) xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau.
Hình 3. Khối u lympho do bệnh Marek ở tim và phổi của một con chim 12 tuần tuổi.
Bệnh Marek
Bệnh Marek có 5 biểu hiện/triệu chứng tùy thuộc vào vị trí thâm nhập tế bào T. Ngoại trừ biểu hiện ở da, tất cả các biểu hiện khác đều là biến đổi không sinh sản, nghĩa là không sản xuất được virion hoàn toàn và tế bào bị nhiễm sẽ trở thành khối u.
Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào cơ quan bị thâm nhập , do đó vật nuôi có biểu hiện:
Những điều trên phụ thuộc vào sự thâm nhập vào cơ quan trong biểu hiện nội tạng. Trong trường hợp này, các cơ quan biểu hiện các nốt cứng, màu trắng trong hầu hết các trường hợp. Biểu hiện trên cơ (muscle) là hiếm gặp nhất.
Bệnh Máu Trắng (Lymphoid Leukosis)
Trong chẩn đoán phân biệt với bệnh Máu Trắng (Lymphoid Leukosis-LL), cần lưu ý rằng LL chỉ là bệnh nội tạng, do đó điều quan trọng cần chú ý là:
Bệnh Máu trắng biểu hiện sự thâm nhập nang (bên trong nang lympho) ở túi Fabricius và khối u thường xuyên xuất hiện. Trong khi ở trường hợp MD, sự thâm nhập diễn ra giữa các nang (bên ngoài nang, chiếm mô liên kết giữa biểu mô và nang) và mặt khác, sự hiện diện của các nốt ít thấy hơn.
Trong những năm gần đây, các xét nghiệm phân tử đã cung cấp dữ liệu có giá trị trong chẩn đoán và dịch tễ học về các bệnh vi-rút ức chế miễn dịch, tuy nhiên, không nên bỏ qua thực tế là kết quả xét nghiệm PCR dương tính không phải lúc nào cũng giúp chẩn đoán chuẩn xác.
Ví dụ: trong trường hợp virus thiếu máu truyền nhiễm thông thường ở gà thịt từ sáu đến bảy tuần tuổi hoặc gà mái hậu bị 10 tuần tuổi. Ở tuần tuổi này, việc nhiễm vi-rút sẽ không gây ức chế miễn dịch, do đó, sự hiện hữu của vật liệu di truyền của vi-rút trong mẫu lấy không nhất thiết là nguồn cơn của quan sát tổng thể và phải loại trừ cả những khả năng khác.
NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG