Site icon aviNews, la revista global de avicultura

Phúc lợi động vật và trí thông minh nhân tạo: sự kết hợp cho ngành gia cầm của hôm nay hay ngày mai?

Escrito por: avinews vietnam
PDF
Artificial Intelligence

Conteúdo disponível em: English Indonesia (Indonesian) Philipino

Những năm vừa qua đã có nhiều sự quan tâm hơn đến phúc lợi động vật và nhà sản xuất chăn nuôi lẫn người tiêu dùng các sản phẩm động vật sẽ còn cân nhắc nhiều về vấn đề này trong lâu dài.

Sự quan tâm và đánh giá phúc lợi đã không còn bó hẹp trong phạm vi khái niệm như năm quyền tự do (five freedoms) và đã được áp dụng trong việc phát triển những khái niệm mới như trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence-AI). 

BỐI CẢNH PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT 

Tổ chức Thú Y Thế giới (OIE), định nghĩa phúc lợi động vật là:

Trạng thái thể chất và tinh thần của một cá thể động vật liên quan đến các điều kiện mà nó sống và chết, có thể gói gọn trong năm điều còn được gọi là năm tự do::

  1. Không bị đói, khát, thiếu dinh dưỡng
  2. Không bị sợ hãi hay căng thẳng
  3. Không bị ức chế bởi tác động vật lý hay nhiệt độ
  4. Không bị đau đớn, thương tích hay bệnh tật
  5. Được thể hiện tập tính tự nhiên

Tuy nhiên, việc sử dụng năm quyền tự do như một phương tiện đánh giá phúc lợi động vật thì có thể có một số hạn chế trong áp dụng trong chăn nuôi sản xuất vật nuôi như gia cầm.

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT

Một số thách thức này bao gồm số lượng lớn động vật (quy mô đàn), các loại thiết kế nhà chuồng nuôi khác nhau và các đặc điểm riêng của mỗi loài.

Do đó, việc sử dụng các chỉ số đánh giá phúc lợi động vật một cách khách quan và thực tế là điều cần tiến hành thường xuyên.

Đã có những khuyến nghị về các tiêu chí cần được đánh giá trong từng chỉ số này, nhưng cũng sẽ có sự khác biệt giữa các quốc gia và quốc tế, cũng như sự khác biệt giữa tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn tư nhân.

WOAH khuyến khích các tiêu chuẩn tư nhân phát triển cơ chế minh bạch và hướng tới sự hài hòa giữa các tiêu chuẩn công và tiêu chuẩn tư.

NGUYÊN TẮC CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT

Nói chung, một chương trình phúc lợi động vật phải được quản lý bởi các nguyên tắc sau (theo Main và cộng sự, 2014):

  1. Chương trình quản lý phúc lợi động vật linh hoạt: Chương trình phải chủ động và thúc đẩy sự cải thiện và nâng cấp liên tục.
  2. Các tiêu chuẩn tiến bộ: Các tiêu chuẩn ít nhất phải đáp ứng mức tối thiểu theo quy định của pháp luật và phải có chương trình chứng nhận phù hợp bên cạnh việc thúc đẩy các lĩnh vực cần cải thiện.
  3. Có hướng dẫn đánh giá đã định trước và thúc đẩy sự thay đổi hành vi: Điều quan trọng là phải thiết lập các ưu tiên và mối quan tâm về phúc lợi động vật trước, cũng như thúc đẩy sự quan tâm của những người tham gia chương trình nhằm tạo ra sự thay đổi.
    • Các chương trình phải cung cấp tư vấn kỹ thuật chuyên môn cũng như có các tiêu chí được phép hoặc không được phép trong quá trình đánh giá.
  4. Sự tham gia của đánh giá bên ngoài: Thông qua các chương trình thực chứng và mời người đánh giá (thanh tra viên hoặc kiểm toán viên bên ngoài) tham gia.

PHÚC LỢI GIA CẦM VÀ TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO

Điểm đặc trưng của ngành chăn nuôi gia cầm hiện đạikhông ngừng tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa các nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả sản xuất, bảo đảm gia cầm phát triển tối ưu và giảm thiểu tỷ lệ chết của vật nuôi.

Điều này có thể thực hiện được là nhờ nỗ lực ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau kết hợp với sự phát triển đa ngành.

SẢN XUẤT CHĂN NUÔI VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP 4.0

Cái nhìn tổng thể về thu thập thông tin và phân tích tự động để ra quyết định trong chăn nuôi có vai trò quan trọng trongcuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là Công nghiệp 4.0.

Quá trình chuyển đổi số ở vùng nông thôn bao gồm các công cụ như:

Nói cách khác, họ sử dụng các phương pháp phân loại và hồi quy dữ liệu (data regression) tương tự như mô hình học hỏi và phân tích của bộ não người.

ƯU ĐIỂM CỦA CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NÀY

SỬ DỤNG TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO: CÁC CHỈ SỐ DỰA TRÊN ĐỘNG VẬT

Okinda và cộng sự (2020) đã xác định nghiên cứu việc sử dụng trí thông minh nhân tạo trong chăn nuôi gia cầm tập trung vào các chỉ số dựa trên động vật như:

Phương pháp để thực hiện các phân tích này khác nhau giữa các nghiên cứu.

Đánh giá tăng trọng

Nhìn chung, trong trường hợp đánh giá tăng trọng, hình ảnh gia cầm được chụp tự động và mỗi con được chỉ định hoặc mã hóa
một hình dạng hình học (figure geometric) dựa theo không gian mà thân hình con vật chiếm giữ so với môi trường xung quanh.

Phân tích bao gồm việc đánh giá những thay đổi về hình dạng hình học hoặc cơ thể của vật nuôi so với môi trường.

Về lý thuyết, quá trình xử lý này có vẻ đơn giản, nhưng nó phụ thuộc vào một số yếu tố như loại hình sản xuất chăn nuôi và chụp ảnh: 

Ngoài ra còn có những rắc rối phức tạp xảy ra trên thực tế khác như ảnh hưởng của ánh sáng đến chất lượng hình ảnh và lỗi ước tính khi mật độ đàn thay đổi.

Phân tích các vấn đề vận động-di chuyển

Trong trường hợp phân tích vấn đề vận động-di chuyển của vật nuôi, trí thông minh nhân tạo có những ưu điểm như tự động hóa đánh giá.

Trong khi việc sử dụng trí thông minh nhân tạo đòi hỏi phải đặt các đánh dấu hoặc dấu hiệu trực quan trên chân và khớp của con vật để khi chúng được chụp ảnh hoặc quay video thì những đánh dấu/dấu hiệu này có thể được nhận dạng và hệ thống có thể đo tốc độ, gia tốc và độ nghiêng.

Đánh giá vấn đề sức khỏe

Nghiên cứu báo cáo rằng việc nhận dạng gia cầm có vấn đề bằng công nghệ này thì có độ chính xác cao hơn so với phương pháp thông thường. Và đây là bước tiến bộ có lợi cho phúc lợi động vật bằng cách xác định các vấn đề sức khỏe kịp thời và thực hiện các hành động khắc phục và phòng ngừa.

Tuy nhiên, cũng có những hạn chế về mặt kỹ thuật khi sử dụng các công cụ này, vì cần phải có hình ảnh về vị trí mặt bên (lateral) của chim để đánh giá dáng đi của chúng, trong khi việc chụp ảnh từ trên cao hoặc từ trên đầu chim lại ít xâm lấn hơn.

Việc đánh giá các vấn đề sức khỏe đã được nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau sử dụng trí thông minh nhân tạo.

Hệ thống giám sát di chuyển vận động và thay đổi hành vi

Những thay đổi về biểu hiện hành vi ở gia cầm đang bị lây nhiễm và thậm chí những thay đổi về màu sắc và độ nhớt của phân thải cũng được đánh giá làm chỉ số sức khỏe, nhưng những hạn chế trong áp dụng thực tế cũng tương tự như những hạn chế đã đề cập ở trên.

SỬ DỤNG TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO: DỰA TRÊN CÁC CHỈ SỐ NGUỒN LỰC

Khi áp dụng trí thông minh nhân tạo trong đánh giá phúc lợi động vật dựa trên các chỉ số nguồn lực thì có những ứng dụng được sử dụng để tự động đo những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện môi trường khác tại trang trại gia cầm. 

Mục đích sử dụng chúng là quản lý nguồn lực tốt hơn nhằm bảo đảm chăm sóc gia cầm tốt và giảm thiểu tác động đến môi trường.

KẾT LUẬN

Tóm lại, việc sử dụng các công cụ trí thông minh nhân tạo đã cung cấp một số giải pháp cho những thách thức hiện tại trong sản xuất chăn nuôi gia cầm. 

Điều quan trọng cần chú ý ở đây là việc sử dụng công nghệ này vẫn cần người vận hành/điều khiển để đưa ra quyết định và thường đó là trách nhiệm của nhà sản xuất chăn nuôi, bác sĩ thú y và nhân viên trang trại chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia cầm.

 

 

 

 

PDF
Exit mobile version