Quản Lý & Sức Khỏe

Sóng nhiệt và sự quan trọng của điều kiện môi trường trong nhà chuồng nuôi gia cầm

PDF

Để đọc thêm nội dung từ 2024

Alessandra Arno

Iran José Oliveira da Silva

Nội dung có ở:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), sóng nhiệt (heat waves) “xảy ra khi, trong khoảng thời gian ít nhất 6 ngày liên tiếp, nhiệt độ tối đa hằng ngày cao hơn 5°C so với giá trị trung bình hằng ngày của thời gian tham chiếu”.

Những ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến năng suất của gà mái đẻ thương phẩm do nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối gây ra là:

  • Giảm lượng tiêu thụ thức ăn.
  • Sản lượng giảm.
  • Giảm chất lượng trứng và chủ yếu là
  • Tỷ lệ chết tăng cao.

Nếu chúng ta đánh giá những gì đang xảy ra gần đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng hiện tượng sóng nhiệt đang xuất hiện ngày càng nhiều trong thực tế.

Trong bối cảnh này, có thể nói rằng stress nhiệt liên quan đến kết quả của sự cân bằng âm giữa:

  • Lượng nhiệt tỏa từ động vật ra môi trường xung quanh và,
  • Lượng nhiệt tạo ra từ chính động vật.
Heat waves

Nếu chúng ta coi điều kiện tốt nhất là duy trì sự cân bằng nhiệt thì stress chính là sự mất cân bằng khiến cơ thể động vật sử dụng nhiều cách khác nhau để duy trì cân bằng nhiệt.

Loài chim là động vật hằng nhiệt (homeothermic), nghĩa là chúng giữ nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định (khoảng 41°C) , nhưng lại không có tuyến mồ hôi, khiến việc trao đổi nhiệt với môi trường trở nên khó khăn.

  • Đối lưu (convection).
  • Sự dẫn truyền (conduction).
  • Bức xạ (radiation).
  • Hô hấp (respiration).

Việc kiểm soát các giới hạn của vùng nhiệt độ trung tính (thermoneutrality zone) đối với gà mái đẻ trong “điều kiện bình thường” không phải là chuyện dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Trong điều kiện sóng nhiệt, thiệt hại phải gánh chịu là rất lớn trên phương diện kinh tế do tỷ lệ gia cầm chết cao, như đã xảy ra ở Brazil vào mùa xuân và mùa hè.

Tiếp tục sau quảng cáo.

Với phạm vi nhiệt độ lý tưởng cho một hệ thống chăn nuôi gia cầm, hình sau đây cho thấy các giới hạn được khuyến nghị cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình nuôi dưỡng và sản xuất gia cầm.

Hình 1. Khoảng nhiệt độ lý tưởng được khuyến nghị cho gà mái đẻ trong giai đoạn nuôi dưỡng (rearing), nuôi dưỡng lại (re-rearing) và sản xuất trứng (Silva và cộng sự, 2020).

Trong một phân tích trực tiếp đơn giản, ta có thể kết luận rằng trong trường hợp xảy ra sóng nhiệt, điều kiện sản xuất sẽ cao hơn nhiều so với nhiệt độ lý tưởng được khuyến nghị.

Ngoài các điều kiện liên quan đến nhiệt độ, giá trị độ ẩm tương đối của không khí cũng liên quan đến trong việc diễn giải dữ liệu môi trường. Môi trường sản xuất không chỉ được đánh giá bằng giá trị nhiệt độ.

Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí nên được cùng cân nhắc khi ta đánh giá điều kiện tiểu khí hậu (microclimate) của nhà chuồng gia cầm.

Mặc dù vậy, nếu xét đến:

Chính vì vậy, chúng ta phải xem xét kỹ hơn khi đánh giá về môi trường và sự thoải mái của các đàn vật nuôi, trong những điều kiện rất khác nhau, kể cả khi đàn gia cầm đều có cùng vùng nhiệt độ trung tính.

Điều kiện nhiệt của các cơ sở chăn nuôi là rất khác nhau. Do đó, cần phải phân biệt các đặc điểm môi trường, vì môi trường của gà mái nuôi lồng hoàn toàn khác với môi trường của gà mái nuôi không-lồng.

MÔI TRƯỜNG: GÀ NUÔI LỒNG VS. GÀ NUÔI NUÔI KHÔNG-LỒNG

Ngoài nhiệt lượng từ bức xạ mặt trời trực tiếp, cơ sở chăn nuôi (nhà chuồng) còn có nhiệt lượng bên trong từ chính những con gia cầm trong nhà chuồng nuôi và phân của chúng. Ngoài ra, bức xạ mặt trời gián tiếp phản xạ từ bên ngoài vào bên trong nhà chuồng nuôi, chủ yếu ở các mô hình theo hệ thống California hoặc các mô hình tương tự không có vải bạt (curtains) hoặc biện pháp bảo vệ chống bức xạ khác.

Việc loại bỏ nhiệt bên trong từ nhà chuồng nuôi là điều cần thiết để duy trì kiểm soát môi trường cho gà mái đẻ, trong trường hợp này thì ta có hai cách:

  1. Ngăn nhiệt xâm nhập – Cách nhiệt (trần nhà, lớp phủ, vải bạt, hệ thống hầm thông gió (tunnel systems), vật liệu có độ dẫn nhiệt thấp – cách nhiệt tốt).
  2. Loại bỏ nhiệt bên trong – Thông gió (dương, âm, chéo/crossed, tùy thuộc vào kích thước của nhà chuồng và mức chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài, điều này sẽ xác định luồng không khí cần thiết cho gà).

Hai hướng nêu trên rất quan trọng để thực hiện tốt việc kiểm soát môi trường cho gà mái đẻ.

Mặc dù vậy, vẫn có những tình huống thực tế mà việc kiểm soát không đạt hiệu quả. Nếu chỉ có thiết bị điều hòa không khí thôi thì không đủ nếu nó hoạt động ở năng suất tối đa.

Hình 2  bên dưới cho thấy một nhà chuồng có kiểm soát khí hậu dành cho gà mái đẻ, tuy nhiên, luồng gió thì không đủ để loại bỏ nhiệt bên trong từ nhà chuồng.

Trong những tình huống này, điều quan trọng là phải xem xét lượng hơi nước trong môi trường sản xuất (độ ẩm tương đối) và chênh lệch nhiệt độ giữa đầu vào cửa hút/inlet (đầu vào) và cửa thoát/outlet (cuối) của nhà chuồng.

Heat waves    Hình 2. Sự thay đổi nhiệt độ ở các nhà chuồng thông thường và nhà chuồng có kiểm soát khí hậu (Guerra, 2020).

Hình 3. Chiến lược quản lý hệ thống điều hòa không khí cho chuồng gia cầm (Silva, 2020).

Nhu cầu về một hệ thống làm mát hiệu quả có liên quan đến việc kiểm soát sóng nhiệt. Việc kiểm soát này phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài nơi xây nhà chuồng nuôi.

Một quy trình – cần được xem xét và áp dụng như một điểm khởi đầu trong việc điều hòa không khí sẽ liên quan đến các đặc điểm tâm trắc học (psychometric) của không khí và có thể được thấy trong Hình 3.

Độ ẩm tương đối cục bộ có vai trò căn bản trong việc đưa ra quyết định về việc quản lý hệ thống làm mát cần áp dụng.

Hình 3 nên được sử dụng như một tài liệu tham khảo thực tế và lý thuyết, cho thấy rằng trong môi trường có độ ẩm tương đối trên 80%, các hệ thống phun sương hoặc kích hoạt các tấm làm mát bay hơi (evaporative panels) không nên được kích hoạt. Không may là ở khu vực nông thôn, ta thường thấy điều ngược lại.

Yếu tố làm giảm nhiệt độ bên trong nhà chuồng gia cầm là khả năng bốc hơi của khối không khí khô (dry air mass). Và trong quá trình này có sự tiêu thụ năng lượng làm giảm nhiệt độ. Khả năng làm mát là một hàm số của sự biến thiên nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường có thể được thấy trong nghiên cứu kinh điển của Jin Donald (1999) trong Bảng 1.

Bảng 1 – Khả năng làm mát của không khí bên ngoài ở các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương đối khác nhau.

TA PHẢI GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Một số biện pháp đơn giản có thể làm giảm ảnh hưởng của stress nhiệt ở gia cầm, chủ yếu liên quan đến môi trường. Ta sẽ liệt kê ở đây các biện pháp chủ yếu liên quan đến hệ thống chăn nuôi mở, khi mà hệ thống mở thì rất khó kiểm soát được các điều kiện môi trường hơn do không có cơ chế để thực hiện việc đó:

  1. Mái nhà là một trong những cấu trúc quan trọng nhất của cơ sở chăn nuôi, vì nó ngăn chặn bức xạ mặt trời trực tiếp vào các loài gia cầm. Do đó, vật liệu lợp mái phải có khả năng phản xạ năng lượng mặt trời cao (solar reflectivity), khả năng phát xạ nhiệt thấp (thermal emissivity) và khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời thấp. Điều này có nghĩa là mái nhà phải phản xạ càng nhiều bức xạ mặt trời và hấp thụ càng ít càng tốt, phát ra ít nhiệt nhất vào trong cơ sở chăn nuôi.

Sơn trần nhà màu trắng, bất kể vật liệu lợp mái là gì, đều giúp giảm đáng kể nhiệt độ bên trong nhà chuồng nuôi vì màu này giúp phản xạ ánh sáng mặt trời tốt hơn.

  1. Thông gió: Trong các hệ thống chăn nuôi mở, sử dụng hiệu quả vải bạt sẽ hỗ trợ rất tốt cho thông gió tự nhiên. Nhưng trong những tình huống cực kỳ nóng, thông gió nhân tạo là điều cần thiết. Điều này không gia tăng sự giảm nhiệt độ môi trường xung quanh, nhưng giúp giảm nhiệt độ mà gia cầm cảm thấy (điều chỉnh cảm giác nhiệt của chúng), vì điều này hoạt động bằng cách làm mới luồng không khí gần/xung quanh vật nuôi, cải thiện sự đối lưu không khí.

3. Thông gió kết hợp với phun sương có hiệu quả thậm chí còn tốt hơn vì thúc đẩy việc giảm nhiệt độ, như đã đề cập ở trên, ngay cả khi phải thực hiện các biện pháp cần thiết theo sự thay đổi của độ ẩm tại địa phương.

4. Điều kiện tiểu khí hậu xung quanh trang trại: Khu vực xung quanh trang trại cũng đóng vai trò quan trọng. Nền đất cũng nên được phủ thảm thực vật, vì quá trình thoát hơi nước góp phần làm giảm nhiệt độ. Ngoài ra, nền đất trống cuối cùng phản xạ nhiều nhiệt hơn trong quá trình lắp đặt cơ sở thiệt bị. Bóng râm tự nhiên giúp duy trì nhiệt độ dễ chịu hơn bên trong nhà nuôi.

Heat waves

5. Nhiệt độ nước uốngcũng có thể cải thiện phản ứng của gia cầm với nhiệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra vật nuôi sẽ đạt năng suất tốt hơn (lượng thức ăn tiêu thụ và sản xuất trứng) khi chúng uống nước lạnh so với những con uống nước ở nhiệt độ phòng. Làm mát nước uống có thể không khả thi do chi phí cao, nhưng các biện pháp đơn giản hơn như cách nhiệt bể chứa nước và hệ thống phân phối có thể cải thiện tình hình. Không giống như trước đây, ngày nay có một số sản phẩm cho phép cách nhiệt rất hiệu quả ngay cả trong điều kiện sóng nhiệt.

6. Áp dụng mật độ đàn nuôi trong nhà chuồng nuôi một cách hợp lý: theo đặc điểm xây dựng và khí hậu của từng vùng.

7. Quản lý dinh dưỡng hợp lý: cung cấp khẩu phần tăng sự tiêu thụ lượng calo thấp hơn.

VỀ TƯƠNG LAI?

Chúng ta phải có sự chuyên nghiệp trong việc kiểm soát môi trường cho vật nuôi. Chuyện quan trọng không phải là bán thiết bị hoặc lắp máy điều hòa không khí cho một cơ sở chăn nuôi với bất kỳ giá nào mà không nghĩ đến chi phí năng lượng.

Quy hoạch môi trường chiến lược là tương lai của chăn nuôi gia cầm và theo nghĩa này, có những quy trình về môi trường đã được thực hiện với nhận thức xử lý từng nhà chuồng riêng biệt trong tổ chức chăn nuôi gia cầm.

Việc xử lý các điều kiện môi trường của một cơ sở chăn nuôi chưa chắc có thể áp dụng được cho một cơ sở chăn nuôi khác, kể cả dùng cùng một hệ thống kỹ thuật. Mỗi nhà chuồng gia cầm cần phải được đánh giá, điều chỉnh và sửa đổi riêng rẽ, chỉ khi đó chúng ta mới có đủ điều kiện để có thể xử lý các vấn đề về mặt kỹ thuật như sóng nhiệt.

NHỮNG CÂN NHẮC QUAN TRỌNG

Sóng nhiệt và nhiệt độ cực đoan, đặc biệt là vào mùa hè, rất phổ biến ở hầu hết mọi vùng của Brazil. Quản lý sản xuất đúng cách, đặc biệt là về mặt lắp đặt, luôn phải là lựa chọn đầu tiên để ngăn chặn sóng nhiệt.

Hiểu biết về quản lý, cách kiểm soát các biến số về nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ không khí và hệ thống làm mát là điều cần thiết để cải thiện tình trạng môi trường chăn nuôi gia cầm.

THAM GIA CỘNG ĐỒNG GIA CẦM CỦA CHÚNG TÔI

Truy cập vào các bài viết PDF
Cập nhật thông tin qua bản tin của chúng tôi
Nhận tạp chí ở dạng số hóa miễn phí

KHÁM PHÁ
AgriFM - Các podcast của ngành chăn nuôi bằng tiếng Tây Ban Nha
https://socialagri.com/agricalendar/en/agriCalendar
agrinewsCampus - Các khóa đào tạo/tập huấn cho ngành chăn nuôi