
Thiết bị và cơ sở vật chất
Để đọc thêm nội dung từ 2024
Nội dung có ở:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Nền kinh tế tuần hoàn dựa trên nguyên tắc sử dụng các nguyên liệu thô một cách lâu dài hơn trong hệ thống sản xuất để làm cho hệ thống bền vững hơn.
Nói cách khác, cần phải sử dụng nguyên liệu thô hiệu quả hơn để chúng được tái sử dụng và/hoặc tái chế thường xuyên mà không tạo ra lượng lớn phế thải.
Theo Nghị viện Liên Âu, nền kinh tế tuần hoàn nhắm đến giảm thiểu tối đa lãng phí và phế thải.
Do đó, khi một sản phẩm đến cuối vòng đời của nó, nguyên vật liệu cấu thành của nó sẽ vẫn được giữ lại trong nền kinh tế bất cứ khi nào có thể nhờ vào quá trình tái chế. Dẫn đến thực tế là chúng có thể được sử dụng hiệu quả nhiều lần, do đó tạo ra giá trị gia tăng.
Trong loại hình kinh tế này, sẽ có các yếu tố sau đây:
Mô hình kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
Điều này là một vấn đề không nhỏ vì thiếu nơi lưu trữ và xử lý loại chất thải này, cũng như sự phát thải khí nhà kính, được cho là 8% đóng góp từ ngành chăn nuôi thế giới.
Do đó, việc áp dụng nền kinh tế tuần hoàn để tận dụng tối đa chất thải tạo ra là rất quan trọng. Nhờ đó ngành công nghiệp sẽ trở nên thân thiện hơn với môi trường, bền vững hơn, và tạo ra giá trị gia tăng cho những gì được coi là “chất thải” này.
Những chất thải này là sự tích tụ của phân, lông vũ, thức ăn thừa, chất độn chuồng, v.v., tùy theo hệ thống sản xuất mà có thể được gọi là phân gia cầm nếu có nguồn gốc từ gà mái đẻ hoặc phân gà thịt nếu nó có nguồn gốc từ gà thịt.
Tuy nhiên, nếu những chất thải này không được xử lý tốt thì chúng sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm chính do số lượng lớn phân tử gây ô nhiễm mà chúng thải ra, chẳng hạn như nitrogen không-protein ở dạng amoniac, phosphorus, hydrogen sulfide, khoáng chất và các chất không tiêu hóa được bởi gia cầm.
Do đó, một trong những biện pháp quản lý phân gia cầm hiện nay để tránh những vấn đề trên là áp dụng khái niệm kinh tế tuần hoàn, trong đó các loại chất thải này sẽ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, làm phân hữu cơ (compost) hoặc cho mục đích sản xuất năng lượng.
Quiñones (2017) cho rằng phân gia cầm đã qua xử lý có ảnh hưởng tích cực đến sản xuất nông nghiệp và do đó cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm cho dân chúng nhờ sự cải thiện hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng và gia tăng năng suất.
Ngoài ra, cây trồng cho năng suất cao và thu hoạch nhiều hơn sẽ giảm nhu cầu tăng sử dụng đất nông nghiệp và do đó bảo tồn đất tốt hơn.
Tóm lại, quá trình chế biến phân gia cầm để sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp là một biện pháp có hiệu quả cao giúp giảm ô nhiễm thông qua việc sử dụng phân trong các hệ thống sản xuất khác, cũng như giảm chất thải và mang lại lợi ích kinh tế.
SECONOV – SẤY KHÔ PHÂN GIA CẦM: Giảm khí thải và cải thiện năng suất gia cầm.
SECONOV là sản phẩm sáng tạo của Zucami, đóng góp đáng kể vào việc sản xuất gia cầm bền vững hơn.
Sử dụng năng lượng nhiệt của chính con gia cầm, SECONOV – CÔNG NGHỆ SẤY KHÔ PHÂN GIA CẦM do Zucami cung cấp giúp:
Sản phẩm này là kết quả của quá trình sấy khô phân gia cầm để thu được phân hữu cơ chất lượng cao. Bằng cách sử dụng SECONOV trong sản xuất gia cầm, việc quản lý chất thải sản xuất từ hoạt động chăn nuôi gia cầm sẽ hiệu quả hơn và do đó, giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải đến môi trường.
ZUCAMI đã phát triển một hệ thống xử lý có thể làm khô 85% phân gia cầm và loại bỏ mùi hôi, côn trùng và khí gas có nguồn gốc từ amoniac: hệ thống Seconov.
Ngoài ra, bằng cách sử dụng sản phẩm này, mô hình nền kinh tế tuần hoàn sẽ được khuyến khích và việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được gia tăng, vì phân thải của vật nuôi đã trở thành nguồn tài nguyên có giá trị thay vì chỉ bị coi là chất thải.
Bạn tìm cách cải thiện tính bền vững cho trang trại của mình? Hãy thử SECONOV của Zucami và biến phân gia cầm thành một nguồn tài nguyên có giá trị.