Nội dung có ở:
English Indonesia (Indonesian) ไทย (Thai) Philipino
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỖ ĐẬU (PERCHES)
Đậu (Perching) được xác nhận là một trong những biểu hiện hành vi tự nhiên của các loài chim. 

Tầm quan trọng của chỗ đậu cho gia cầm đã được đưa vào trong quy định của Châu Âu.

Tất cả gà đẻ đều phải được tối thiểu 15 cm cành đậu cho mỗi con gà mái (Chỉ thị Hội đồng -Council Directive 199/74/EC). 

Tuy nhiên, trong các nước Âu Châu thì chỉ có Thụy Sĩ đặt quy định quốc gia về chỗ đậu cho gà thịt hoặc gà giống hướng thịt.

Nhiều nước làm chỗ đậu cho gà mái đẻ nhưng lại ít áp dụng cho gà mái hậu bị hoặc gà mái tơ giống.
Vào cuối thập niên 80, một số nghiên cứu cho thấy việc cho gà giống hướng thịt có cành để đậu trong nhà nuôi có thể làm giảm tỷ lệ chúng đẻ trên sàn.

Báo cáo của Brake (1987) chỉ ra rằng, trong thử nghiệm thứ nhất thì gà mái hậu bị giống nuôi trong nhà có cành để đậu thì có tỷ lệ đẻ trứng sàn chỉ 3,6% so với 8,6% ở nhóm được nuôi trong nhà không có chỗ đậu còn trong thử nghiệm thứ hai thì chênh lệch giữa hai nhóm nhỏ hơn với 9,7% so với 12,6%, theo thứ tự.
Trong một thử nghiệm quy mô thương mại với đàn ông bà, Appleby và cộng sự (1986) quan sát thấy lúc 30 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ sàn là 5% ở những con gà giống có chỗ đậu trong nhà nuôi, còn những con không có chỗ đậu thì có tỷ lệ trứng trên sàn lên tới 11%.

CÂN NHẮC VỀ PHÚC LỢI VẬT NUÔI
Với sự quan tâm đến phúc lợi vật nuôi, việc thiết lập chỗ cho đàn gia cầm đậu hoặc ngủ trên cành đã được suy xét nghiên cứu trong những năm gần đây.Tuy nhiên, cũng có thể cần cân nhắc đến những lợi ích tiềm năng khác liên quan đến sức khỏe chân và lòng bàn chân của gia cầm như:

Tình trạng di chuyển vận động.
Giảm sự hung hăng trong ngày.
Cắn mổ lông.
Đẻ trứng trên sàn.

Trứng sàn rất dễ bị tạp nhiễm và do đó, là một trong nguyên nhân gây giảm tỷ lệ ấp nở và chất lượng gà con.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Wolc và cộng sự (2021) cho rằng gia cầm đậu trên cành và xu hướng đẻ trứng trên sàn là những tập tính học theo.

Điều này cho thấy việc quản lý và huấn luyện đàn gà mái hậu bị và gà mái tơ có vai trò quan trong việc khống chế vấn đề này.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này cũng tìm thấy có một yếu tố di truyền có vai trò đáng kể từ đó xác nhận chọn lọc di truyền có thể cải thiện hành vi làm tổ của gia cầm khi được nuôi trong các mô hình nuôi không lồng.

Gehardt-Henrich và cộng sự (2018) và Brandes và cộng sự (2020) thấy rằng gà giống hướng thịt thường đậu nhiều hơn vào ban đêm, và không phụ t...

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus non massa sit amet risus commodo feugiat. Quisque sodales turpis sed felis scelerisque, et luctus sapien facilisis. Integer nec urna libero. Sed vehicula venenatis lorem. Aenean fringilla dui non sapien pulvinar, sed tincidunt turpis tempus. Cras non nulla velit.

🔒 Contenido exclusivo para usuarios registrados.

Regístrate gratis para acceder a este post y a muchos más contenidos especializados. Solo te llevará un minuto y tendrás acceso inmediato.

Đăng nhập

Đăng ký tại aviNews

ĐĂNG KÝ
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus non massa sit amet risus commodo feugiat. Quisque sodales turpis sed felis scelerisque, et luctus sapien facilisis. Integer nec urna libero. Sed vehicula venenatis lorem. Aenean fringilla dui non sapien pulvinar, sed tincidunt turpis tempus. Cras non nulla velit.
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus non massa sit amet risus commodo feugiat. Quisque sodales turpis sed felis scelerisque, et luctus sapien facilisis. Integer nec urna libero. Sed vehicula venenatis lorem. Aenean fringilla dui non sapien pulvinar, sed tincidunt turpis tempus. Cras non nulla velit.