Dinh Dưỡng Vật Nuôi

Tham Số Chất Lượng của Đậu Nành và Nguyên Liệu Thức Ăn Thay Thế trong Dinh Dưỡng Gia Cầm

PDF

Để đọc thêm nội dung từ AviNews September 2024 Vietnamese

Nội dung có ở:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai)

Đậu Nành trong Dinh Dưỡng Gia Cầm

Dân số thế giới đang tăng lên từng ngày, dẫn đến nhu cầu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi toàn cầu tăng theo đáng kể (Parrini và cộng sự, 2023).

Đến năm 2050, dân số thế giới ước tính vượt quá 9 tỷ người; và sản lượng nông nghiệp dự kiến sẽ tăng 50% (Lombardi và cộng sự, 2021).

Trong dinh dưỡng gia cầm, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cung cấp protein (đạm) cho vật nuôi là một trong những thành phần mắc tiền nhất và có tính khống chế nhất trong công việc lập công thức ăn (Parisi và cộng sự, 2020). Và đậu nành (hay đậu tương) chính là một trong những nguồn protein quan trọng nhất cho gia cầm.

Vì vậy, nhu cầu về đậu nành ngày càng tăng và công nghiệp sản xuất đậu nành ngày càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là trong dinh dưỡng vật nuôi với lượng sử dụng chiếm tới 67% thị trường thức ăn chăn nuôi (Pettigrew và cộng sự, 2002).

Thống Kê về Sản Xuất Đậu Nành

 

Tiếp tục sau quảng cáo.

SoybeanHình 1. Tổng Sản Lượng Đậu Nành Thế GIới Hằng Năm (triệu tấn, FAOStat, 2023)

Như có thể thấy rõ hơn trong Hình 2, Hoa Kỳ và Brazil chiếm hơn một nửa tổng sản lượng đậu nành. Quốc gia có sản lượng lớn thứ 3 là Argentina, tiếp đó là Trung Quốc. Các quốc gia khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều trong tổng sản lượng thế giới. Các nước sản xuất lớn nhất: Brazil, Hoa Kỳ và Argentina, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng.

SoybeanHình 2. Các quốc gia sản xuất đậu nành hàng đầu trên thế giới (triệu tấn, Statista, 2024)

Hàm lượng dinh dưỡng của đậu nành và sử dụng trong thức ăn gia cầm

Đậu nành (Glycine max L.) là một nguồn protein chất lượng cao do có những đặc tính có lợi như hàm lượng protein tương đối cao và bộ thành phần các a-xít amin phù hợp ngoại trừ methionine. Đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng ít biến thiên, có sẵn quanh năm và (tương đối) không chứa các chất kháng dinh dưỡng khó xử lý nếu đậu nành được chế biến đúng cách.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quan trọng nhất đối với đậu nành là hàm lượng protein thô, độ ẩm, KOH (Potassium hydroxide) và béo thô.

Các tiêu chuẩn này có thể biến thiên với chênh lệch đáng kể vì phụ thuộc vào nguồn gốc của đậu nành.

Trong dinh dưỡng gia cầm, đậu nành không thể được sử dụng trực tiếp vào công thức thức ăn do hàm lượng dầu cao và cellulose trong vỏ và các chất kháng dinh dưỡng.

Sau đó, đậu được nấu chín – giúp làm giảm đáng kể các chất kháng dinh dưỡng, sau đó làm tách dầu để sản xuất bã đậu nành.

Vì vậy, các phụ phẩm của đậu nành như bã đậu nành và dầu đậu nành được sử dụng trong dinh dưỡng cho gia cầm, với giá trị trung bình là 30% trong khẩu phần.

Đậu nành là nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào về mặt chủng loại và hàm lượng a-xít amin.

Sự Biến Thiên về Hàm Lượng Dinh Dưỡng của Đậu Nành Trồng ở Các Quốc Gia Khác Nhau

Mục đích của bài viết này là xác định sự biến thiên về giá trị protein thô và béo thô của đậu nành dựa theo nguồn gốc xuấ xứ và ghi nhận sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng của đậu nành giữa các nước sản xuất.

Có tổng cộng 227 mẫu đậu nành từ sáu quốc gia sản xuất đậu nành (Ukraine, Argentina, Brazil, Hoa Kỳ, Paraguay và Uruguay) được đem đi phân tích về hàm lượng protein thô và béo thô.

Hàm lượng protein thô của các mẫu đậu nành từ 6 quốc gia sản xuất (Ukraine, Argentina, Brazil, Hoa Kỳ, Paraguay và Uruguay) dao động trong khoảng từ 30.7% đến 38.8% khi so sánh theo quốc gia xuất xứ. Hàm lượng protein thô có giá trị trung bình thấp nhất được ghi nhận ở đậu nành xuất xứ Ukraine với 33.9%, trong khi hàm lượng protein thô cao nhất được ghi nhận ở đậu nành xuất xứ từ Hoa Kỳ với 35.6%.

SoybeanHình 3. Hàm lượng protein thô của đậu nành theo từng quốc gia

Hàm lượng protein thô trong đậu nành được sản xuất ở các quốc gia khác nhau được thể hiện ở Hình 3. Như thể hiện trong hình, đậu nành từ Argentina (34.3%) và Ukraine (33.9%) có hàm lượng protein thô thấp hơn so với các quốc gia khác (P <0,001).

FHình 4. Hàm lượng béo thô của đậu nành theo từng quốc gia

Hàm lượng béo thô trong đậu nành được trồng ở các quốc gia khác nhau được thể hiện ở Hình 4.Như thể hiện trong hình, hàm lượng béo thô có giá trị trung bình cao nhất được thấy ở đậu nành sản xuất bởi Brazil (21.0%) và Paraguay (21.3%) (P < 0,001).

đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao với vai trò một nguồn protein thực vật hiệu quả trong dinh dưỡng gia cầm, tác động ngành công nghiệp đậu nành và sản xuất đậu nành biến đổi gen trên xã hội và môi trường đã gia tăng nhu cầu tìm kiếm các nguồn protein thay thế có tính bền vững hơn (Gkarane và cộng sự, 2020).

Việc sản xuất và cung cấp đậu nành là những bước quan trọng do tác động trêm môi trường và sự cạnh tranh về thức ăn chăn nuôi/thực phẩm trong sử dụng tài nguyên đất đai.

SoybeanTừ đó, các nghiên cứu khoa học tập trung vào sử dụng ấu trùng Hermetia illucens (ruồi lính đen) và vi tảo xoắn – microalga spirulina (Arthrospira platensis) trong dinh dưỡng (Schiavone và cộng sự, 2017; Park và cộng sự, 2018; Kawasaki và cộng sự, 2019; Smetana và cộng sự, 2019).

Kết luận

Phân tích béo thô và protein thô của 227 mẫu thu thập từ 6 quốc gia khác nhau cho thấy rằng;

 

 

THAM GIA CỘNG ĐỒNG GIA CẦM CỦA CHÚNG TÔI

Truy cập vào các bài viết PDF
Cập nhật thông tin qua bản tin của chúng tôi
Nhận tạp chí ở dạng số hóa miễn phí

KHÁM PHÁ
AgriFM - Các podcast của ngành chăn nuôi bằng tiếng Tây Ban Nha
https://socialagri.com/agricalendar/en/agriCalendar
agrinewsCampus - Các khóa đào tạo/tập huấn cho ngành chăn nuôi