Hội thảo lần thứ 49 của Nhóm Nghiên Cứu Sinh Sản và Ấp Nở Gia Cầm được tổ chức tại Hotel & Resort Limak Limra ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 3 và 4 tháng 10.
Đây là một trong những hội thảo quan trọng nhất về sinh sản và ấp nở gia cầm trên thế giới.
Nhóm tổ chức hội thảo này có tên là Nhóm Công Tác Sáu (Working Group Six – WG6) và là một phần của Liên Đoàn Âu Châu của Hiệp Gia Cầm Thế Giới (World’s Poultry Science Association – WPSA).
Năm nay, có 87 đại biểu từ 26 quốc gia tham dự hội thảo này.
Có ba mươi bài thuyết trình về các chủ đề như khả năng sinh sản, sản xuất trứng, xử lý trứng trong quá trình lưu trữ, điều kiện ấp nở và phân tích dữ liệu. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tham dự với chúng tôi vào năm sau tại Berlin.
KHẢ NĂNG SINH SẢN
Khả Năng Sinh Sản của Gà Trống
Dr. Anais Vitorino Carvalho từ INRAE đã trình bày một chiến lược mới về chẩn đoán khả năng sinh sản của tinh trùng dựa trên phương pháp nghiên cứu proteinsử dụng công nghệ Intact Cell MALDI-TOF Mass Spectrometry (ICM-MS) trên quần thể tế bào được phân lập. Công nghệ này giúp mô tả các peptide và protein có thể tương quan tốt hơn với khả năng sinh sản của gà trống.
Dr. Ophélie Bernard từ INRAE đã thảo luận về sử dụng protein chemerin như một chỉ dấu sinh học để giúp cải thiện tỷ lệ sinh sản.
Tiếp tục sau quảng cáo.
Protein Chemerin trong lòng trắng trứng có mối tương quan tích cực (r = 0.26) với tỷ lệ sinh sản của gà mái đẻ và có mối tương quan tiêu cực với tỷ lệ đẻ (r = -0.51), tỷ lệ sinh sản (r = – 0.31) và tỷ lệ nở (r = -0.29) của gà mái hướng thịt.
Biểu hiện của protein này cao hơn ở gà mái đẻ so với gà mái hướng thịt. Chemerin có tương quan với một số tham số sinh sản và với sự phát triển của phôi.
Thuốc Trừ sâu Ảnh Hưởng Các Tham Số của Tinh Dịch
Thuốc trừ sâu được sử dụng làm thuốc diệt nấm (Ebuconazole), thuốc trừ sâu (Imidacloprid) và thuốc diệt cỏ (glyphosate) có thể tạp nhiễm bắp và đậu nành.
Độc tính của những sản phẩm này luôn là nỗi lo âu trong ngành chăn nuôi.
Skarlet Napierkowska từ Đại học Wroclaw đã đánh giá ảnh hưởng của thuốc trừ sâu này và hỗn hợp của chúng ở mức thấp hơn rủi ro tối thiểu (minimum risk level) đối với ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi trên các tham số tinh dịch và mức độ hormone của gà trống giống Greenlegged Partridge trong quá trình tiếp xúc và sau bốn tuần ngừng sử dụng.
Khi tiếp xúc với tất cả các loại thuốc trừ sâu gây ra sự gia tăng của tế bào chết có lập trình (apoptosis) của tế bào sinh tinh (spermatocyte) và làm giảm lượng hormone progesterone và testosterone,nhưng sau bốn tuần thì mọi tham số đều trở lại bình thường và chứng tổ ảnh hưởng này có thể bị đảo ngược.
SẢN XUẤT TRỨNG, TỶ LỆ ẤP NỞ VÀ CHẤT LƯỢNG GÀ CON
Mật độ đàn nuôi gà giống hướng thịt
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Ankara do Dr. Okan Elibol đứng đầu đã đánh giá ảnh hưởng của việc tăng 30% mật độ đàn nuôi gà mái giống hướng thịt (broiler breeder hen) từ 5.0 lên 6.6 con mái/m2 trong giai đoạn sản xuất từ 26 đến 59 tuần tuổi.
Mật độ đàn nuôi tăng làm giảm không gian máng ăn dành cho mỗi con gà mái, tăng tỷ lệ chết (5.21% so với 6.34%) và giảm sản lượng trứng (181.5 đến 177.5 trứng), tỷ lệ ấp nở và số gà con (154.1 so với 148.3) sản xuất bởi mỗi con gà mái.
Tuy nhiên, tổng sản lượng trứng hoặc số gà con/m2lại cao hơn khi mật độ đàn nuôi đông hơn.
Tỷ lệ ấp nở và chất lượng của gà hậu bị ở dòng gà mái giống Brown và Leghorn
Bằng hợp tác với Hy-Line International, nhóm từ Đại học Tiểu bang North Carolina cùng với Edgar Oviedo đã trình bày hai bài báo mô tả phân tích một số cơ sở dữ liệu của nhà mấy ấp nở của công ty Hy-Line.
Dữ liệu này được thu thập từ năm 2013 đến 2023.
Dữ liệu cho thấy thời gian lưu trữ trứng được phân bổ theo từng dòng gà đẻ, có thể lên tới 25 ngày.
Các mô hình hồi quy bề mặt (surface regression models) được thiết kế để mô tả ảnh hưởng của tuổi đàn gia cầm và quá trình lưu trữ trứng.
Các mô hình dự đoán tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ chết của phôi và chất lượng gà hậu bị được thiết kế fitted cho trứng có và không có SPIDES theo từng dòng di truyền.
Một yếu tố quan trọng được quan sát thấy là việc áp dụng thời gian ấp nở ngắn trong suốt quá trình lưu trữ trứng (SPIDES).
Ảnh hưởng tích cực của SPIDES đã được xác nhận trong toàn bộ cơ sở dữ liệu.
Tỷ lệ ấp nở trung bình của gà hậu bị Brown qua các năm và các tập dữ liệu vẫn luôn đạt mức cao trong cả ba bộ cơ sở dữ liệu được đánh giá ở trứng được lưu trữ trong sáu ngày hoặc ít hơn (A=41.17, B=44.49 và C=41.87, %) và trứng được lưu trữ/trứng SPIDES (A=41.08, B=44.27 và C=42.07, %).
LƯU TRỮ TRỨNG
SPIDES và Bộ Dữ Liệu Làm Ấm Trước-Khi-Ấp
Orhun Tikit từ Đại học Ankara kết luận rằng những ảnh hưởng có hại của thời gian lưu trữ kéo dài (14 ngày ở nhiệt độ 15 oC) có thể được cải thiện đáng kể bằng SPIDES (với nhiệt độ vỏ trứng cao hơn 32 oC trong 3.5 giờ vào ngày thứ 5) trong thời gian lưu trữ hoặc bằng cách kéo dài thời gian làm ấm trước-khi-ấp (pre-incubation warming) trong 24 giờ thay vì 6 giờ ở nhiệt độ 28 oC.
Ảnh hưởng tích cực của SPIDES thấy rõ ràng hơn so với việc ủ ấm trứng trước-khi-ấp lâu hơn đối với đàn gà giống tơ.
SPIDES về ấp nở và chất lượng gà con
Phương thức SPIDES đã được đánh giá rộng rãi trên trứng của đàn gà giống hướng thịt, với hơn 35 nghiên cứu được công bố kể từ năm 2011, như Dr. Dinah Nicholson từ Aviagen đã thảo luận trong bài thuyết trình của bà.
Tuy nhiên, vẫn chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng của SPIDES lên các đặc tính ấp nở và chất lượng gà con ở cút, gà lôi (guinea fowl), ngỗng và gà gô.
Dr. Kadir Erensoy từ Đại học Ankara giới thiệu kết quả của một thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của SPIDES đối với các loài gia cầm trên và cả trên con gà.
SPIDES làm giảm đáng kể tỷ lệ chết phôi sớm, tăng tỷ lệ ấp nở của trứng có phôi và rút ngắn thời gian ấp nở ở tất cả các loài gia cầm trên.
PHƯƠNG THỨC ẤP TRỨNG MỚI
Chiếu sáng trong quá trình ấp trứng
Kết quả nghiên cứu về việc tiếp xúc với ánh sáng trong suốt quá trình ấp trứng nhân tạo vẫn còn mâu thuẫn lẫn nhau giữa các nghiên cứu.
Louisa Kosin từ Viện Roslin đưa ra dữ liệu cho thấy lợi ích về tăng trọng gia cầm ở tuần thứ 4 sau-nở của gà con giống gà đẻ Leghorn khi trứng được tiếp xúc với ánh sáng trắng toàn phổ (full-spectrum white light) trong 24 giờ trong suốt thời gian ấp nở.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Louisa lại không thấy ảnh hưởng trên quỹ thời gian hành vi (behavioral time budgets) và mức độ hoạt động của các tham số phúc lợi.
Ngược lại, Catharina Broekmeulen và nhóm nghiên cứu của cô từ Đại học Bern đã phát hiện những thay đổi hành vi của gia cầm do chiếu sáng trong quá trình ấp trong một thử nghiệm đa nhiệm (multitasking test) về thời gian phát hiện (latency) động vật ăn thịt và quay lại cắn mổ của gà con mái hướng trứng.
Trong thử nghiệm này, trứng tiếp xúc liên tục với ánh sáng trong thời gian từ 18 đến 21 ngày ấp.
Nhóm của Catharina kết luận rằng chiếu sáng trong quá trình ấp trứng có thể mang lại sự linh hoạt về hành vi của gia cầm và chúng có khả năng thích nghi tốt hơn với các điều kiện gây stress và do đó có thể cải thiện được phúc lợi chăn nuôi.
Tuy nhiên, chưa có nhiều quan tâm nghiên cứu vào năng suất hoặc các đặc điểm sức khỏe khác của gia cầm.
Làm ấm trứng từ nhiệt độ lưu trữ đến nhiệt độ ấp
Trong hai bài thuyết trình, Dr. Jan Wijnen từ HatchTech Group bàn về một phương pháp mới để làm ấm dần trứng từ nhiệt độ vỏ trứng 29.4 oC lên đến 37.8 oC.
Tốc độ và thời gian chuyển giao từ nhiệt độ lưu trữ sang nhiệt độ vỏ trứng 29.4°C không có vai trò quan trọng miễn là ta có thể ngăn hiện tượng ngưng tụ (condensation) xảy ra.
Trong thử nghiệm này thì được thực hiện trong suốt năm giờ.
Quá trình làm ấm dần từ 29.4 oC đến 37.8 oC đã được kiểm tra ở mức RH (ẩm độ tương đối – Relative Humidity) và CO cao trong tối đa 8 ngày tăng dần.
Phương pháp này được so sánh với phương pháp làm ấm truyền thống vốn tốn thời gian từ 7 đến 8 giờ.
Phương pháp mới này làm tăng thời gian ấp trứng ủ thêm 3 ngày; như vậy sẽ mất 24 ngày thay vì 21 ngày để trứng được ấp nở.
Bù lại, tỷ nở ấp nở sẽ tăng từ 1.2 đến 21.8% bằng cách giảm tỷ lệ phôi chết sớm.
Ngoài ra, phương pháp làm ấm dần trứng này còn có thể làm tăng tỷ lệ tăng trưởng và lượng thức ăn tiêu thụ, đồng thời cải thiện hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở gà thịt.
Điều chỉnh nhiệt để cải thiện khả năng chịu nhiệt sau-nở của gia cầm
Dr. Itallo Conrado Sousa de Araújo từ Đại học Liên bang Minas Gerais bàn về thử nghiệm của ông khi nhiệt độ vỏ trứng gà là 39.5 o C từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 16 trong 6 giờ mỗi ngày thì sẽ có lợi cho việc giảm tỷ lệ chết của gia cầm khi bị stress nhiệt hoặc cải thiện khả năng chịu nhiệt sau-nở (post-hatch thermotolerance) của gà con.
Thử nghiệm đánh giá khả năng thích nghi nhiệt của gà khi chịu nhiệt độ 32 oC trong 8 giờ từ ngày 21 đến ngày 28 sau-nở.
Arlette Harder từ Đại học Humboldt ở Berlin cũng bàn về việc kích thích trứng trước-nở để cải thiện năng suất của gà thịt sau-nở.
Phương pháp xử lý là tăng nhiệt độ máy ấp thêm 1 oC trong 2 giờ hằng ngày từ ngày thứ 17 đến ngày thứ 20.
Phương pháp đã cải thiện tỷ lệ ấp nở từ 87.2 tăng lên 90.4%.
Tuy nhiên, phương pháp này lại không ảnh hưởng gì đến thể trọng hoặc chất lượng của gà con.
Nhưng gà con cho thấy sự tăng trọng trong tuần đầu tiên được cải thiện.
Dr. Barbara Tzschentke từ cùng nhóm nghiên cứu đã báo cáo về ảnh hưởng của quá trình áp dụng nhiệt độ trước-nở (prenatal temperature training) này lên các tế bào thần kinh vùng dưới đồi (hypothalamic neurons) ở chim.
Những thay đổi này có thể lý giải thích về khả năng chống chịu của gia cầm với các điều kiện môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao.
Dr. Ampai Nangsuay, chair of WG6 since 2019, introduced the new chair, Dr. Roos Molenaar, from Wageningen University & Research.
Có ba nhà khoa học trẻ được giải thưởng IFRG Next Gen Funding năm 2024 để giúp họ cơ hội có thêm nhiều cơ hội nghiên cứu và phát triển tài năng. Người được trao giải là Arlette Harder từ IASP tại Humboldt-Universität zu Berlin, Catharina Broekmeulen từ Viện Y tế Công cộng Thú y tại Đại học Bern và Skarlet Napierkowsk từ Đại học Khoa học Môi trường và Sự sống Wroclaw.
Ngoài ra, có bảy nhà khoa học trẻ dự thi với bài thuyết trình của họ cho Giải thưởng Nick French. Người chiến thắng Giải thưởng Nick French năm 2024 là Anne Pennings từ Đại học & Nghiên cứu Wageningen, về bài trình bày “Sự phát triển hình thái của phôi trong quá trình làm ấm trứng gà thịt từ nhiệt độ lưu trữ đến nhiệt độ ấp”.
Hội thảo tiếp theo sẽ được tổ chức dưới hình thức hội thảo kết hợp giữa Nhóm công tác Sáu WPSA (IFRG) và Nhóm công tác Mười hai Sinh lý học (WG12 Physiolog) từ ngày 22 đến 24 tháng 10 năm 2025.
Địa điểm tổ chức sẽ là Viện Dự án Nông nghiệp và Sinh thái Đô thị tại Humboldt-Universität zu Berlin (IASP), Alte Mälzerei, Seestraße 13, Berlin, Đức. Bạn có thể tìm thêm thông tin trên trang web này: