Để đọc thêm nội dung từ aviNews Vietnamese
Conteúdo disponível em:
English Indonesia (Indonesian) ไทย (Thai) Philipino
Bất kể mọi cách xử lý và can thiệp, trong một đàn gà mái giống luôn có một tỷ lệ nhất định trứng đẻ trên sàn nhà nuôi.
Việc thu nhặt trứng sàn rất tốn kém đối với người chăn nuôi gia cầm (Hình 1). Vì trứng sàn thường bẩn hơn nên vỏ trứng sẽ chứa nhiều vi khuẩn hơn (Berrang và cộng sự, 1997) và nhiều vết rạn nứt hơn so với trứng được đẻ trong ổ (De Reu, 2006).
Các vết nứt này là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào trứng dẫn đến tỷ lệ ấp nở thấp hơn, chất lượng gà con tệ hơn và tỷ lệ gà chết cao hơn trong những ngày tuổi đầu tiên nuôi trong trang trại (Khabisi và cộng sự, 2012).
Người ta thường cho rằng trứng đẻ trên sàn, nếu nhìn có vẻ sạch sẽ thì sẽ không bị ảnh hưởng gì khi đưa vào nhà ấp.
Tuy nhiên, Tuellett 1990; Van den Brand và cộng sự, (2016) và Meijerhof và cộng sự, (2022) đã báo cáo trong nghiên cứu của họ rằng trứng sàn ngay cả khi nhìn sạch hoặc đã được rửa sạch thì trứng vẫn có mức độ tạp nhiễm cao hơn và tạo ra tỷ lệ ấp nở thấp hơn so với loại trứng được đẻ trong ổ đẻ.
Hình 1. Việc thu nhặt trứng sàn rất tốn kém đối với người chăn nuôi gia cầm.
Cần lưu ý rằng một số báo cáo cho thấy tỷ lệ chết ở mọi giai đoạn phát triển phôi như có thể thấy trong Bảng 1, tham khảo từ Van den Brand và cộng sự (2016).
Bảng 1. Tỷ lệ chết ở mọi giai đoạn phát triển phôi.
Ngoài tỷ lệ chết phôi, người ta đều biết rằng trong nhà ấp khi có trứng sàn thì số lượng trứng nổ tăng lên, tạo ra lượng vi khuẩn cao bên trong máy ấp gây ra nhiều nguy cơ (Hình 2 và 3).
Gà con nở ra từ trứng sàn (dù đã rửa hay chưa), thì đều có thể trọng nhẹ hơn khi được lấy ra khỏi máy ấp nở. Vấn đề phần lớn là do các vết nứt trên vỏ thường có ở loại trứng này, nứt vỏ trứng sẽ gây thất thoát độ ẩm lớn trong quá trình ấp hoặc do những thay đổi về độ dẫn truyền (Burton và Tullett, 1983) khiến gia cầm nở sớm hơn so với dự định và phải ở trong máy ấp lâu hơn, dẫn đến chúng bị mất nước.
Gà con nở từ trứng sàn được báo cáo là có chất lượng thấp hơn khi đánh giá theo phần trăm khối lượng cơ thể không có lòng đỏ và chiều dài gà con.
Hình 2 và 3. Số lượng trứng nổ tạo ra lượng vi khuẩn lớn bên trong máy ấp.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng nền chuồng trong nhà nuôi gia cầm nở từ trứng sàn thì có độ ẩm cao hơn và do đó vật nuôi có thể bị viêm da lòng bàn chân hoặc tổn thương ở cổ chân nhiều hơn (Van den Brand và cộng sự, 2016). Người ta tin rằng tình trạng này xảy ra là do sức khỏe đường ruột bị ảnh hưởng.
NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO VỚI TRỨNG SÀN?
Như có thể thấy trong Bảng 1 (Van den Brand và cộng sự, 2016), việc rửa trứng sàn không phải là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Giải pháp thực tế là ngăn việc gia cầm quen với việc đẻ trứng trên sàn nuôi.
Với những loài gia cầm có thể trọng nặng thì “thường” có tỷ trứng sàn lên tới 2%, nếu tỷ lệ lên cao hơn nữa thì cần xem xét đánh giá lại biện pháp quản lý như:
Một ổ đẻ nên có cho mỗi 3-4 con, trong ổ đẻ cơ học chứa 40 con mái trên một mét dài (Hình 4).
Hình 4. Kiểm tra tình trạng sử dụng và lối vào ổ đẻ.
Thêm máng uống ngang tầm sàn lát để gia cầm quen với việc trèo lên đó(Hình 5).
Hình 5: Lắp đặt máng uống ở mức ngang sàn lát.
Đặt các cành đậu hoặc bệ đỡ khi gia cầm được 28 ngày tuổi (Hình 6).
Hình 6. Lắp đặt cành đậu và bệ đỡ. Hình Aviagen.
Ở tư thế đóng ổ đẻ một giờ trước khi đèn nhà nuôi tắt và mở ổ đẻ 2 giờ trước khi bật đèn, Hình 7.
Hình 7. Ở tư thế đóng ổ đẻ một giờ trước khi tắt đèn.
Đặt ổ đẻ ở những vị trí không có ánh sáng trực tiếp.
TẠI SAO RỬA DỌN Ổ ĐẺ RẤT QUAN TRỌNG?
Nhiệt độ cơ thể của gà mái khi đẻ là 40-41°C. Ở nhiệt độ này, trứng tiếp xúc với nền chuồng trong ổ – nơi có nhiệt độ từ 30°C đến 20°C tùy thuộc vào việc trứng ở trong ổ đẻ hay lăn vào băng chuyền.
Khi trứng ở trong môi trường bẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các lỗ trên vỏ trứng và gây nhiễm trùng trứng.
Hình 8. Giữ nền chuồng sạch sẽ, dù là ổ đẻ thủ công hay ổ đẻ tự động.
Trong các thiết bị tự động, các “miếng đệm” hoặc đệm lót được làm bằng nhựa cũng phải được vệ sinh và khử trùng. Theo thời gian, chiều cao của phần đệm có thể trở nên không đồng đều, làm cho trứng khó lăn. Hình 9.
PHẢI LÀM GÌ VỚI TRỨNG BỊ NỨT?
Tỷ lệ trứng nứt phải nhỏ hơn 0,5%. Giải pháp thực tế nhất là ngăn ngừa trứng bị nứt bằng cách:
Hình 9. Nên kiểm tra miếng đệm trong ổ đẻ để trứng lăn trơn tru không. Hình AstroTurf®.
Hình 10. Vết nứt do móng gà mái gây ra.
Điều quan trọng là phải xác định thời điểm trứng bị nứt để tìm cách khắc phục. Hình 10 cho thấy tình trạng điển hình của một trái trứng chịu sự va chạm của móng vuốt của con gà mái bên trong ổ đẻ. Đây là tình huống thường xảy ra khi vật nuôi tranh giành không gian bên trong ổ đẻ (số lượng ổ đẻ không đủ cho quy mô đàn nuôi hoặc ổ đẻ có vấn đề nên vật nuôi không sử dụng).
Vết nứt mỏng như tóc (Hình 11 ) thường xảy ra khi quả trứng va vào bề mặt không mềm dẻo hoặc cứng, trong khi vết nứt dạng ngôi sao (Hình 12) xảy ra khi trứng va vào nhau (Gupta, 2008).
Hình 11. Vết nứt mỏng như tóc.
Hình 12. Vết nứt dạng ngôi sao.
Điều thú vị là có báo cáo rằng các vết nứt mỏng như tóc với vết sước theo đường thẳng thì giảm tỷ lệ sống của phôi mạnh hơn so với các vết nứt dạng ngôi sao (Moosanezhad Khabisi và cộng sự. 2011).
Trong khi đó, Meijerhof và cộng sự 2022 đã báo cáo rằng nếu một quả trứng nứt được dán băng lại thì bất kể trứng bị nứt ở trang trại hay trong nhà máy chế biến, tỷ lệ ấp nở sẽ trở lại gần như bình thường.
KẾT LUẬN