An Toàn Sinh Học
Để đọc thêm nội dung từ aviNews Vietnamese
Conteúdo disponível em:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Các bệnh đặc hữu (hay địa phương-endemic) và mới nổi (emerging) vẫn là mối đe dọa thường trực đối với sản xuất gia cầm, phúc lợi và nền kinh tế của ngành gia cầm thế giới. Việc phòng ngừa và kiểm soát cúm gia cầm độc lực cao (HPAI), bệnh Newcastle và tất cả các bệnh khác chủ yếu phụ thuộc vào việc thực hiện các chương trình quản lý tuân thủ an toàn sinh học hoàn toàn.
An toàn sinh học bao gồm cơ sở hạ tầng, công nghệ, kỹ thuật, quản lý và các biện pháp vệ sinh cơ bản.
Trong khi các cơ sở chăn nuôi gia cầm, hàng rào và vị trí thiết bị cần được thiết kế để tạo thuận lợi cho áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thì việc truyền thông liên lạc (communication) hiệu quả luôn là yếu tố quan trọng.
Việc thuyết phục tất cả những người tham gia vào hệ thống sản xuất và khách viếng thăm áp dụng các biện pháp an toàn sinh học vào chương trình làm việc hằng ngày của họ là điều cần thiết.
Không may là việc tuân thủ kém an toàn sinh học là một vấn đề phổ biến trong mọi loại hệ thống sản xuất vật nuôi trên thế giới và đây là nguyên nhân chính khiến an toàn sinh học có thể không hiệu quả như mong đợi.
Trong mọi trường hợp, yếu tố con người-nhân sự đều đóng vai trò quan trọng.
Việc áp dụng các công nghệ mới để giám sát, kiểm tra và bảo đảm an toàn sinh học cũng rất quan trọng.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải hiểu rằng: không có biện pháp can thiệp hoặc hành động khắc phục đơn lẻ nào có thể giải quyết được vấn đề yếu kém trong tuân thủ an toàn sinh học.
YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG AN TOÀN SINH HỌC
Việc thiếu tuân thủ an toàn sinh học đã rất phổ biến trong toàn bộ ngành chăn nuôi đến mức làm nảy sinh nhu cầu cho một lĩnh vực nghiên cứu mới.
Nguồn nhân lực nên tham gia vào chiến lược, các chiến thuật và vận hành, được hướng dẫn bởi một mục tiêu dài hạn. Các vấn đề an toàn sinh học ở quy mô chiến lược thường liên quan đến mạng lưới tương tác của những người ở nhiều cơ sở và nhà cung cấp dịch vụ khác nhau xuyên suốt các chuỗi sản xuất.
Những người làm việc hoặc cung cấp dịch vụ tại cơ sở chăn nuôi gia cầm phải hiểu và tuân thủ các quy tắc và quy trình.
Ở mức độ chiến thuật, người quản lý hoặc chủ trang trại cần quyết định có đầu tư và triển khai các quy trình an toàn sinh học phòng ngừa hay không. Theo góc nhìn hẹp hơn, cục bộ hơn, an toàn sinh học ở cấp độ vận hành có thể được xem là một loạt các quyết định tiếp diễn do công nhân trong cơ sở sản xuất động vật đưa ra và thể hiện sự sẵn sàng tuân thủ hoặc thực hiện các quy trình an toàn sinh học hằng ngày.
Áp lực phải hoàn thành công việc hiệu quả trong điều kiện thời gian hạn hẹp đã tạo ra những tình huống mà người lao động trong trang trại cảm thấy khó có thể hoàn thành công việc của mình trong khi vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn sinh học.
Nghiên cứu cho thấy rằng những người chăn nuôi gia cầm ở Hoa Kỳ có thể chịu rủi ro nhưng cũng có xu hướng thực hiện hoặc tuân thủ an toàn sinh học nhiều hơn khi họ nhận thấy có gia tăng nguy cơ truyền nhiễm trùng.
Quyết định của người lao động ở cấp độ vận hành có hậu quả kinh tế và xã hội học trực tiếp khi dịch bệnh xảy ra. Các biểu hiện xã hội, tất cả các giao tiếp phi ngôn ngữ và ví dụ sẽ dẫn đến các chiến lược tuân thủ khác nhau giữa các cá nhân. Hành vi của những người khác, ngay cả khi không ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân, sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ trong việc tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học.
Những người làm việc tại cơ sở chăn nuôi có thể được tiếp xúc với nhiều thông tin khác nhau về hậu quả của bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi.
Tuy nhiên, họ vẫn cân nhắc tổn phí do bệnh nhiễm bằng sự ỷ lại và có xu hướng lơ là trong các hoạt động hằng ngày.
Người ta thường cho rằng các chuyến thăm cơ sở trong thời gian ngắn có mức độ đe dọa thấp hơn và do đó, các quy trình an toàn sinh học thường bị lãng quên trong những trường hợp này, trở thành nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh.
Việc nới lỏng tuân thủ an toàn sinh học này đã được xem xét theo góc độ thời gian, với bằng chứng cho thấy sự chú ý của con người về khả năng và ảnh hưởng của dịch bệnh trong đàn vật nuôi sẽ giảm dần theo thời gian. Được gọi là khoảng cách tâm lý dựa trên thời gian, một sự kiện xảy ra càng xa trong quá khứ thì con người càng nhận định sự kiện đó càng ít có khả năng xảy ra hơn và ít gây ảnh hưởng hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra: các chương trình đào tạo liên tục kết hợp với các buổi đào tạo có đánh giá cụ thể dựa trên nhu cầu sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc thăm/tham quan trại hoặc chuồng nuôi gia cầm của tất cả nhân viên và khách.
Việc đào tạo cũng nên chú ý đến khái niệm về nhận thức nguy cơ khi tham gia vào hành vi bảo vệ. Điều này có nghĩa là phải truyền tải được khái niệm: dịch bệnh ở vật nuôi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và sức khỏe của con người.
CÔNG NGHỆ ĐỂ CẢI THIỆN SỰ TUÂN THỦ
Chip RFID
Gần đây, Racicot và cộng sự (2022) đã đánh giá hai công nghệ dựa trên nhận dạng tần số vô tuyến (radio-frequency-identification, viết tắt RFID) để giám sát và cải thiện liên tục việc tuân thủ an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm.
Giày ủng trong trang trại được trang bị chip RFID gắn dưới đế.
Ba ăng-ten ở lối vào chuồng trại được kết nối với RFID:
Hai tấm thảm chịu áp suất (một để ở khu vực bẩn và một để ở khu vực sạch) cũng được đặt ở lối vào chuồng trại để dễ dàng phát hiện khách thăm nhà chuồng, đánh giá hướng đi của con người (hướng đi vào hay đi ra) và phát hiện việc không tuân thủ nếu ghi nhận có ủng dùng trong trang trại ở khu vực sạch (Hình 1).
Kết quả xác nhận khả năng của hệ thống RFID trong việc giám sát việc tuân thủ vệ sinh giày ủng và tay. Một hệ thống giám sát liên tục có vẻ cải thiện được việc tuân thủ an toàn sinh học, với tỷ lệ tuân thủ tăng gần gấp đôi so với các nghiên cứu trước đây sử dụng camera ẩn.
Hình 1. Hệ thống giám sát tự động liên tục theo thời gian thực dựa trên nhận dạng tần số vô tuyến (RFID). (a) Chip mềm được lắp vào giày làm việc mà nhân viên sử dụng khi đến trang trại; (b) Chip cứng được lắp vào đế giày dùng trong trang trại; (c) Ăng-ten RFID; (d) Thiết bị (hộp điện tử) có chương trình quản lý dữ liệu; (e) Thiết bị khử trùng tay. Nguồn: Racicot et al., 2022 Front. Vet. Sci. z
Camera
Cũng cùng một nhhóm của Racicot và cộng sự, họ đã đánh giá hiệu quả sử dụng các camera ẩn tại các trang trại gia cầm ở Quebec vào năm 2012. Họ đã ghi nhận 44 sai sót về an toàn sinh học mà công nhân và khách thăm chuồng trại mắc phải trong suốt bốn tuần.
Sự hiện hữu của camera quan sát ở lối vào chuồng trại giúp tăng cường sự tuân thủ khi vào chuồng, đặc biệt là tuân thủ ở khu vực và giày ủng.
Tuy nhiên, sáu tháng sau khi lắp đặt, việc tuân thủ khu vực trong chuyến thăm là biện pháp an toàn sinh học duy nhất được tăng cường trong quá trình đánh giá trung hạn.
Sự tuân thủ giảm dần theo thời gian
Những kết quả này chỉ ra rằng một hệ thống tự động để theo dõi và ghi lại các hoạt động của mỗi người có thể cải thiện việc tuân thủ an toàn sinh học tốt hơn. Cần có nhiều cải tiến hơn nữa để áp dụng công nghệ này trong các hoạt động an toàn sinh học khác. Công nghệ có thể giúp khắc phục những thách thức do yếu tố con người-nhân sự gây ra trong việc tuân thủ an toàn sinh học.