Dinh Dưỡng Vật Nuôi

Vấn đề viêm da lòng bàn chân (loét chân) ở gà thịt và các giải pháp dinh dưỡng khả thi

PDF

Để đọc thêm nội dung từ aviNews Vietnamese

Conteúdo disponível em:
English ไทย (Thai) Philipino

Viêm Da Lòng Bàn Chân (Loét Chân)

Ngành chăn nuôi gà thịt đã có những tiến bộ đáng kể trong suốt hai thập niên vừa qua với những cải tiến di truyền và quản lý chăn nuôi để tạo ra giống gà thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả cao.

Quản lý và dinh dưỡng được thiết kế và điều chỉnh để thúc đẩy gia cầm to hơn và lớn nhanh hơn (trong thời gian ngắn nhất có thể).

  • Chăn nuôi gà thịt hiện nay ưu tiên tích trữ cơ (thịt) hơn là phát triển khung xương và mô mềm, việc này đã dẫn đến những vấn đề liên quan đến cấu trúc cơ thể vật nuôi và có thể trở nên trầm trọng hơn khi kết hợp với các rối loạn đường ruột khi đàn gia cầm được nuôi không kháng sinh.

Bài tổng quan này sẽ nói đến những vấn đề nổi trội nhất liên quan đến bệnh viêm da lòng bàn chân (loét chân) và chất lượng thịt trong ngành chăn nuôi gà thịt hiện phải đối mặt và các giải pháp dinh dưỡng có thể khả thi trong việc giảm thiêu vấn đề này.

Loét chân (Footpad dermatitis) là tình trạng viêm da gây ra các tổn thương hoại tử trên bề mặt lòng bàn chân của gia cầm <354> (Shepherd và cộng sự, 2010).

  • Ở một số nước, chân gà là một món ăn ngon và hiện là một loại thực phẩm có giá trị kinh tế quan trọng thứ ba của con gà (chỉ sau ức và cánh gà).

Lợi nhuận thu được từ chân gà ước tính vào khoảng 280 triệu USD mỗi năm (theo US Poultry & Egg Council, 2016).

Các tổn thương ở lòng bàn chân có thể gây nhiễm trùng toàn thân ở gia cầm, do đó, loét chân cũng được coi là nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm (Matland, 1985; Campo và cộng sự, 2005; Managi và cộng sự, 2012).

Tiếp tục sau quảng cáo.

Loét chân là tình trạng tổn thương ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

(Mayne, 2005, Harms và cộng sự, 1977; Nagaraj và cộng sự, 2007).

Nền chuồng ướt được báo cáo là yếu tố quan trọng nhất gây ra loét chân ở gia cầm (Martland, 1984; Wang và cộng sự 1998; Mayne 2007).

Một số nghiên cứu báo cáo rằng việc thay nền chuồng ướt bằng nền chuồng khô đã cải thiện tình trạng tổn thương lòng bàn chân vật nuôi trong khoảng hai tuần (Nagaraj và cộng sự, 2007; Taira và cộng sự, 2014).

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thay thế nền chuồng ướt không dễ thực hiện và tốn kém, vì vậy chúng ta cần phải cân nhắc các giải pháp khác.

Các loại khoáng vi lượng (vi khoáng) như Zn, Cu và Mn có vai trò trong việc duy trì cấu trúc cơ thể của nhiều loại mô khác nhau bao gồm cả da (Manangi và cộng sự, 2012; Maricola 2003; Lansdown và cộng sự., 2007; Iwate và cộng sự. 2013, Berger và cộng sự., 2007 Hình 1).

Nhiều loại chỉ dấu sinh học (biomarker) liên quan đến sự phát triển tổn thương ở lòng bàn chân và quá trình lành vết thương có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn về bệnh lý và nguyên nhân gây loét chân và tìm ra các chiến lược can thiệp hoặc ngăn ngừa sự phát triển tổn thương lòng bàn chân và thúc đẩy quá trình lành vết thương (Chen và cộng sự., 2016; Hình 2). 

Footpad

Hình 2. Loét chân là tình trạng tổn thương cấu trúc da. Quá trình lành vết thương vốn phức tạp.

Footpad

Hình 3.Giảm nồng độ Zn Chelato MMHAC (30ppm Zn) so với ZnSO4 (100ppm Zn) sẽ giúp điều trị loét chân.

Một số nghiên cứu được tiến hành để đánh giá vai trò của vi khoáng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của tổn thương lòng bàn chân bằng cách thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Các nhà nghiên cứu (Hình 3; Manangi và cộng sự., 2012; Chen và cộng sự., 2017) đã phát hiện rằng bổ sung kết hợp các vi khoáng Zn, Cu và Mn dưới dạng chelate của mineral methionine hydroxy analog – MMHAC) có thể cải thiện năng suất tăng trưởng và giảm các tổn thương lòng bàn chân gia cầm bằng tăng cường quá trình chữa lành vết thương thông qua thúc đẩy tổng hợp, tích tụ và tổ chức cấu trúc collagen, di chuyển tế bào, tái tạo ma trận, hình thành mạch máu mới; và điều hòa tình trạng viêm (Hình 4).

Footpad

Hình 4. Sự tham gia của các vi khoáng trong việc điều hòa quá trình chữa lành.

KẾT LUẬN

Các vi khoáng tham gia vào quá trình chữa lành vết thương bằng cách giảm sự viêm, tăng cường biểu hiện của các gen liên quan đến quá trình mạch máu hóa, di chuyển và tăng sinh tế bào cũng như tích tụ và tái cấu trúc collagen.

Các vi khoáng tham gia vào quá trình chữa lành vết thương bằng cách giảm sự viêm, tăng cường biểu hiện của các gen liên quan đến quá trình mạch máu hóa, di chuyển và tăng sinh tế bào cũng như tích tụ và tái cấu trúc collagen.

Bổ sung vi khoáng có độ khả dụng cao như MMHAC sẽ giúp cải thiện tình trạng loét chân và củng cố cấu trúc da bằng cách thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, từ đó làm giảm tình trạng loét chân.

Tài liệu tham khảo thông qua tác giả

PDF

THAM GIA CỘNG ĐỒNG GIA CẦM CỦA CHÚNG TÔI

Truy cập vào các bài viết PDF
Cập nhật thông tin qua bản tin của chúng tôi
Nhận tạp chí ở dạng số hóa miễn phí

KHÁM PHÁ
AgriFM - Các podcast của ngành chăn nuôi bằng tiếng Tây Ban Nha
https://socialagri.com/agricalendar/en/agriCalendar
agrinewsCampus - Các khóa đào tạo/tập huấn cho ngành chăn nuôi