Nội dung có ở: Español (Spanish) English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
“Khởi đầu hoàn hảo” làm tiền đề cho sản lượng trứng tối ưu ở các trang trại chăn nuôi gà giống là nằm trong giai đoạn nuôi dưỡng (rearing phase), giai đoạn này có thể chia thành ba giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn “Starter” (khởi động, từ 0 ngày đến 4 tuần)
- Giai đoạn “Grower” (phát triển, từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 14).
- Giai đoạn “Pre-breeder” (tiền sinh sản, từ tuần thứ 14 đến khi chuyển sang giai đoạn sản xuất trứng).
Trọng tâm ở đây là chất lượng con giống! Để làm được vậy thì điều quan trọng là phải có đàn giống với độ đồng đều cao (về thể trọng và kích thước thân thịt), đàn vật nuôi khỏe mạnh và được bảo đảm phúc lợi sẽ sản xuất ratrứng có tỷ lệ phôi cao, chất lượng và kích thước lý tưởng để tạo nên đàn gà thịt có độ đồng đều cao và khỏe mạnh.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, như:
Các yếu tố này ảnh hưởng đến cả năng suất và chất lượng sản xuất trứng. Tuy nhiên, ta đều biết rằng các biện pháp chăn nuôi hợp lý trong giai đoạn nuôi dưỡng là rất quan trọng đối với sự biểu hiện di truyền tối đa của gà mái, tạo điều kiện và thúc đẩy con vật có sức khỏe và phúc lợi động vật cao nhất trong môi trường chăn nuôi chuồng trại. Kết quả của điều này [đăng ký] luôn được thể hiện ở sự gia tăng của năng suất và chất lượng!
Và ta phải cân nhắc đến những yếu tố khác – được coi là“cánh cửa” đầu tiên dẫn đến việc tạo một đàn giống sản xuất tối ưu và là bước sơ khởi quan trọng trước khi đưa đàn gà giống (trống và mái bố mẹ) đến nhà nuôi.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị,
- Môi trường cung ứng đầy đủ,
- Chất lượng chất độn (nền) chuồng,
- Không gian thoải mái cho sự khỏe mạnh của vật nuôi,
- Khoảng cách để phân cách theo kích thước của đàn vật nuôi (trong trường hợp trong đàn có nhiều độ tuổi khác nhau),
- Chế độ ăn uống chất lượng và lượng thức ăn tiêu thụ đầy đủ,
- Cung ứng sẵn sàng nguồn nước chất lượng,
- Chương trình chiếu sáng trong nhà nuôi,
- Chương trình chủng ngừa bệnh,
- An toàn sinh học, v.v.
Những yếu tố thiết yếu này phải đạt được trước khi đàn gia cầm đến trang trại.
Đối với mỗi giai đoạn, ta có một cách quản lý thực hiện khác nhau! Đây là phương châm cho một “khởi đầu hoàn hảo”. Nếu ta không duy trì các điều kiện lý tưởng cho vật nuôi trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng, ta sẽ làm sút giảm chất lượng sản xuất của chúng rất nhanh chóng. Thấu hiểu được cơ chế sinh lý, sức khỏe và sự khỏe mạnh của vật nuôi ở từng giai đoạn chính là chìa khóa mở ra “cánh cửa” đầu tiên cho sự đồng đều cao và tỷ lệ sống cao nhất trong đàn giống.
GIAI ĐOẠN STARTER
Giai đoạn starter là “giai đoạn nuôi dưỡng” đầu tiên (từ 0 ngày đến 4 tuần) và còn được gọi là “giai đoạn quản lý ban đầu”.
Sự phát triển khung xương và kết cấu của gia cầm sẽ diễn ra trong giai đoạn này.
Với những con giống năng suất cao, sự phát triển này liên quan trực tiếp đến độ đồng đều lý tưởng của thân thịt trong suốt vòng đời sản xuất của vật nuôi. Do đó, đây là phương châm của giai đoạn này: Phát triển khung xương và kết cấu cơ thể!
Một điều quan trọng cần chú ý trong giai đoạn này là kiểm tra thành phần trong đàn gia cầm! Nếu có những con vật trong đàn nở ra ở các độ tuổi khác nhau thì chúng cần được nuôi riêng, nghĩa là chúng được nhóm theo thể trọng gần với nhau để đàn có độ đồng đều mong muốn ngay từ ngày đầu tiên của con gà giống hướng thịt. Phải đặt trọng tâm vào đó!
- Ta có thể đạt được mức tăng trọng tốt hơn ở những con vật non nếu chúng được nuôi tách biệt trong những ngày đầu tiên trong nhà nuôi. Điều chỉnh thiết bị, sự cung ứng thức ăn và nước, và sự cạnh tranh/giành ăn trong đàn là một số nguyên nhân cho sự cần thiết của quản lý ban đầu này.
- Những điều quan trọng khác là tiến hành chọn lọc ban đầu ở giai đoạn này (thường là từ 7 đến 10 ngày) và bảo đảm sự cho ban đầu được kiểm soát hằng ngày (g/con/ngày).
GIAI ĐOẠN GROWER
Trong giai đoạn grower (khoảng 4-14 tuần), mục tiêu chính là đảm bảo thể trọng đàn vật nuôi được đồng đều và đạt sự trưởng thành về mặt sinh dục trong đàn cho đến khi chúng đi đến giai đoạn “Pre-breeder”.
Kiểm soát thể trọng theo đường cong tăng trưởng được thiết lập bởi khuyến nghị của nhà sản xuất giống gia cầm nên được chú ý trong giai đoạn này. Độ đồng đều thấp không phải là chỉ số về chất lượng và năng suất cao ở đàn bố mẹ.
Cả thể trọng và kích thước thân thịt sẽ quyết định độ đồng đều và kích thước của trứng ấp nở được tạo ra và do đó, chất lượng của con giống. Đây là phương châm của giai đoạn này: Độ đồng đều!
Những điều mấu chốt trong giai đoạn này là:
- Kiểm soát và tiến hành quá trình chuyển đổi sang máng ăn dần dần, luôn bảo đảm rằng tất cả các con trong đàn đều có thể tiếp cận thức ăn cùng một lúc;
- Điều chỉnh chương trình chiếu sáng cho phù hợp;
- Lập chương trình chủng ngừa bệnh một cách chiến lược (theo phương pháp ngăn chặn và đường chủng ngừa) và duy trì, tuân thủ chặt chẽ, các đường hướng được khuyến nghị tiếp theo – thường được thực hiện vào tuần thứ 4, 8, 12 và 16, ở cả con trống và con mái. Ở con trống, ta nên lên lịch cho sự chọn lọc cuối cùng trước khi chuyển chuồng, gần tuần thứ 20/21, trong giai đoạn “Pre-breeder”.
- Cách xử lý trong quá trình chọn lọc là yếu tố quan trọng; một người có kinh nghiệm thực hiện theo cách bảo đảm sức khỏe của vật nuôi được tối ưu.
GIAI ĐOẠN “PRE-BREEDER”
Giai đoạn “Pre-breeder” (từ tuần thứ 14 đến khi chuyển chuồng), là giai đoạn mà các con mái sẽ chuẩn bị đẻ trứng. Ở đây, việc tăng thể trọng để dự trữ dinh dưỡng cho giai đoạn đầu sản xuất là cần thiết và cũng phải được tuân theo đường cong thể trọng lượng tiêu chuẩn của khuyến nghị từ nhà cung cấp giống gia cầm.
Việc kiểm soát thể trọng này nhằm bảo đảm đọ đồng đều trong đàn và được kiểm soát theo mùa trong năm và sinh lý của chim, hướng đến sự khởi đầu đồng bộ của cả đàn vật nuôi trong quá trình sản xuất. Đây là phương châm của giai đoạn này: Sản xuất Đồng bộ!
- Trong mọi giai đoạn, sức khỏe của đàn gia cầm là yếu tố then chốt, vừa bao gồm sức khỏe và phúc lợi của con vật, vừa bao gồm cả đàn giống sau này; điều này có nghĩa là chất lượng của đàn giống sau này sẽ đạt được biểu hiện năng suất theo di truyền một cách tối đa về chất lượng, và tối ưu trên sức khỏe và tính bền vững của chuỗi sản xuất gà thịt.
Các chương trình chủng ngừa cần tuân thủ theo đúng luật! Những chương trình này cần được điều chỉnh cho từng tình huống dịch bệnh cụ thể. Các loại vắc-xin phải bảo vệ được đàn vật nuôi đối với dịch bệnh và phải tuân thủ các quy định hiện hành của Cơ quan Thú y Chính thức thuộc Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng (Ministry of Agriculture, Livestock, and Supply – MAPA) của Brazil tại các vùng khác nhau của đất nước. Hiệu quả của vắc-xin liên quan trực tiếp đến các biện pháp an toàn sinh học được áp dụng.
Tuy nhiên, những con vật được bảo vệ miễn dịch tốt và được quản lý mà không bị stress (thực hành phúc lợi tốt) sẽ có phản ứng tốt hơn trong quá trình phát triển cơ thể của chúng. Ở đây, cánh cửa dẫn đến thành công là các phương pháp và hình thức chủng ngừa thích hợp, thông qua việc ngăn chặn hoặc đường chủng ngừa. Phương châm của giai đoạn này: “Phương pháp phù hợp được thực hiện hợp lý” sẽ bảo đảm sức khỏe, phúc lợi và năng suất của đàn giống.
Phải nắm rõ chi tiết trong từng giai đoạn nuôi
- Nắm rõ chi tiết từng giai đoạn nuôi dưỡng (starter, grower, pre-breeder) sẽ giúp ta định được các chiến lược tích hợp nhiều phương thức chăn nuôi tối ưu. Trong đó, các phương thức chăn nuôi tối ưu chính là các hoạt động quản lý chăn nuôi được thực hiện hằng ngày trong suốt vòng đời sản xuất của một đàn gia cầm. Nói cách khác, là các công việc hằng ngày trong trang trại.
- Nhiều phương thức quản lý đã được chuẩn hóa cho các trang trại gà giống. Mỗi công ty, ngành nông nghiệp, trang trại, nhà cung cấp giống, v.v., đều xác định các quy trình vận hành chuẩn (standard operating procedures – POE) và OT (Technical Guidelines – Hướng dẫn kỹ thuật) của riêng họ, các quy trình và hướng dẫn này thường dựa trên các mô hình di truyền của giống gia cầm, trên các nghiên cứu và kết quả năng suất trong quá khứ của đàn giống, và luôn dựa trên các điều kiện và cơ chế sinh lý và sinh sản của vật nuôi.
- Nhờ vào những điều đó mà đó ta có thể tạo và sản xuất ra đàn giống chất lượng cao. Đằng sau những cách quản lý này thì có rất nhiều nghiên cứu và đánh giá được thực hiện trong đó!
- Nhưng ta không nên quên rằng có những yếu tố quản lý liên quan như vậy. Chúng chỉ được biết đến khi ta dành thời gian để thực sự tìm hiểu về công việc của những người chăn nuôi – người kiểm tra và đánh giá kết quả của đàn vật nuôi hằng ngày. Điểm mấu chốt cho sự thành công này là tập trung vào giảm thiểu sự biến thiên/thay đổi.
Nói cách khác, hãy tiếp thu kinh nghiệm từ những người chăn nuôi có đàn gia cầm đạt được kết quả nhất quán mỗi ngày.
Chỉ cần nhớ rằng: không bao giờ so sánh giữa các hệ thống khác nhau và áp dụng chung một phương thức chăn nuôi cho tất cả. Hãy cẩn trọng với các giá trị ngoại lệ hay cá biệt (outliers)!
Một số yếu tố vượt ra ngoài giai đoạn nuôi dưỡng và tác động trực tiếp đến sản lượng và chất lượng trứng ấp nở, nhưng phương châm ở đây là: “Làm tốt vai trò bản thân trong toàn bộ chuỗi sản xuất gà thịt”
Cuối cùng, hãy nhớ rằng tất cả những điều này phải được quản lý một cách tập trung, hiệu quả, hằng ngày trong các trang trại. Có nghĩa là phải thiết lập một lịch trình cho các hoạt động hằng ngày, những việc cần làm và khi nào cần làm. Và hãy luôn có biểu đồ trực quan hóa các chỉ số trung bình (ví dụ:g/con/ngày, tỷ lệ chết hằng ngày, đường cong năng suất thể trọng x thể trọng tiêu chuẩn di truyền của giống, lượng thức ăn tiêu thụ, lượng nước tiêu thụ, hành vi vật nuôi, kết quả theo dõi sức khỏe đàn, v.v.), các chỉ số cuối cùng (ví dụ: tỷ lệ sống và độ đồng đều đàn, v.v.) và quan trọng nhất là một đàn giống chất lượng tốt và năng suất cao được tạo ra và duy trì hằng ngày.
Tìm hiểu thêm ở đây
Bạn có thể quan tâm:
Điểm chính trong ấp nở gà tây hướng thịt
Điểm nổi bật của nghiên cứu: International Poultry Scientific Forum 2023
[/register]