Site icon aviNews, la revista global de avicultura

Tiếp cận – Tiếp thị: lối thoát nào cho khủng hoảng thị trường trứng?

Escrito por: Dr.Vincent Guyonnet
PDF
VINCENT GUYONNET interview

Nội dung có ở: English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Dr. Vincent Guyonnet, Tổng giám đốc của IFFI Consulting , ông đã bàn về những thách thức trong ngành sản xuất trứng và cần tiếp thị như thế nào để giúp giải quyết những thách thức đó.

Vincent cũng là giáo sư tại Trung tâm Giáo dục Thú y Thế giới về Sức khỏe Vật nuôi; Đại học Jilin, Changchun; Đại học Nông nghiệp Trung Quốc và Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh. Một cuộc phỏng vấn bổ ích với những suy nghĩ lý thú, rất đáng đọc!

Thưa Dr. Vincent, từ trước tới giờ, ngành sản xuất trứng ở Brazil đang trải qua thời điểm nhạy cảm do các vấn đề về chi phí Cao Không chỉ liên quan đến ngũ cốc mà còn liên quan đến điện, nhiên liệu, tiếp thị bán những thặng dư sản xuất, môi trường, vật liệu xây dựng và các đầu vào khác. Như vậy công cụ Marketing có thể giúp được gì cho nhà sản xuất trứng strong thời điểm như thếnày?

Vincent Guyonnet – Mặc dù rất khó để đến thăm các nhà sản xuất trứng trên khắp thế giới trong 2 năm vừa qua, nhưng các hội thảo trên web (webinar) và hội nghị truyền hình (videoconference) đã giúp chúng ta cập nhật kịp thời những diễn biến mới nhất strong ngành trứng toàn cầu. Trên phạm vi toàn cầu, lượng tiêu thụ trứng đã tăng thêm 31 quả (từ 154 lên 185 quả trứng/người/năm) trong giai đoạn 2010-2020.

Và sự tăng trưởng này diễn ra trên khắp các khu vực khi các nước Mỹ La-tin ghi nhận một số mức tăng trưởng đáng kinh ngạc ( 119 trứng ở Brazil, 111 trứng ở Colombia và 66 trứng ở Argentina) trong khi đó, sự tiêu thụ trứng chỉ tăng 17 quả ở Anh, 10 ở Tây Ban Nha và 6 ở Ý. Trong số các nước phương Tây, Canada ( 59 quả trứng) và Hoa Kỳ ( 40 quả trứng) ghi nhận mức tăng cao nhất về tiêu thụ trứng.

Lượng tiêu thụ ở México tăng ở mức vừa phải trong 10 năm qua ( 15 quả trứng hoặc tăng 4.1%) nhưng người México vẫn dẫn đầu thế giới về lượng tiêu thụ trứng với 380 quả trứng mỗi người vào năm 2020.

Ở nhiều quốc gia, sự tăng trưởng trong tiêu thụ trứng trong 10 năm qua là nhờ vào sự giàu dinh dưỡng của trứng và việc thúc đẩy quảng bá về mặt lợi ích dinh dưỡng của trứng bởi các tổ chức sản xuất trứng quốc gia.

Ví dụ, Instituto Ovos Brasil Brasil đã phát triển các video quảng cáo tuyệt vời với thông điệp thích hợp, chỉ rõ những lợi ích khác nhau của dinh dưỡng từ trứng và nhắm đến các đối tượng khác nhau một cách phù hợp. Ở Brazil, họ thậm chí còn phát triển một thông điệp nhắm tới những người nuôi thú cưng.

Mọi người thường cho rằng không cần phải quảng cáo một sản phẩm đã quá phổ biến và đại chúng như trứng. Điều này không hề đúng.

Bạn hãy thử nghĩ tại sao các thương hiệu nổi tiếng của các hãng nước giải khát, quần áo thể thao hoặc điện thoại di động lại chi hàng triệu đồng để quảng cáo cho các sản phẩm và thương hiệu mà gần như ai cũng biết tiếng?

Bởi vì họ muốn người tiêu thụ luôn luôn chỉ nghĩ về sản phẩm của họ để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Với thực phẩm nguồn gốc động vật, người tiêu thụ có nhiều sự lựa chọn và chúng ta phải liên tục nhắc họ về trứng và những lợi ích mà trứng mang lại.

Chúng ta có rất nhiều câu chuyện tuyệt vời để kể về trứng:

Và chúng ta cũng có thể đề cập tính bền vững của sản xuất trứng. Hơn bao giờ hết, các nhà sản xuất trứng phải liên kết với nhau và cùng nhau đầu tư vào nhiều hoạt động khác nhau để phát triển hơn nữa quy mô của thị phần trứng.

Sự gia tăng thu nhập để chi dùng cho mua thực phẩm ở nhiều quốc gia được cho là liên quan đến việc người tiêu thụ thay đổi lựa chọn protein động vật, chuyển từ trứng và gia cầm sang các loại thịt mắc tiền hơn như thịt heo hoặc thịt bò.

Nhưng, như ở Hoa Kỳ, việc tiêu thụ nhiều thịt không nhất thiết ngăn cản việc tăng lượng tiêu thụ trứng tại địa phương. Theo dữ liệu của OECD, vào năm 2020, người tiêu thụ Hoa Kỳ đã ăn 101.7 kg thịt và tiêu thụ 287 quả trứng trong khi người dân ở Brazil chẳng hạn tiêu thụ ít thịt hơn nhiều (78.7 kg) và 251 quả trứng hoặc ít hơn 36 quả trứng so với người tiêu thụ Hoa Ki.

Năm đầu tiên của đại dịch COVID19 (2019-2002) đã có tác động có lợi thực sự đến mức tiêu thụ trứng ở Mỹ La-tin ( 8 quả trứng) và Châu Á ( 7 quả trứng), cao hơn mức tăng tiêu thụ trung bình toàn cầu ( 5 quả trứng).

Đây là những con số đáng mừng và chúng ta phải thuyết phục người tiêu thụ tiếp tục với mức này.

Để giữ lại và chiếm được nhiều ” thị phần dạ dày” hơn trên thị trường protein động vật, chúng ta phải liên tục thúc đẩy và quảng cáo cho trứng. Cần có những hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu!

Ông đã có nhiều kinh nghiệm quốc tế và sự biến động của các chu kỳ tăng và giảm lợi nhuận trong lĩnh vực sản xuất trứng chắc chắn không chỉ xảy ra ở Brazil. Nhà sản xuất trứng phải làm gì để có thể vượt qua những giai đoạn chìm nổi đó, nhất là khi bị lợi nhuận thấp, thậm chí là thua lỗ?

VC- Trong điều kiện kinh tế khó khăn, chúng ta có thể nghĩ đến 2 phương án:

  1. Giảm chi phí sản xuất hoặc
  2. tangiá

Về mặt sản xuất, thức ăn là tổn phí chính của chúng ta.

Chúng ta đã làm mọi thứ có thể để tối đa hóa sản lượng trứng trên một kg thức ăn chưa? Tôi đoan chắc rằng câu trả lời là Chưa.

Chúng ta có thể làm được hơn thế nữa. Chúng ta có một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như prebiotic, probiotic (men vi sinh) hoặc enzyme sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thức ăn nhưng nhưng những thành phần này chưa được sử dụng phổ biến.

Ngành trứng (ở mọi quốc gia) khá bảo thủ và thường ngần ngại áp dụng các công nghệ mới mẻ. Chúng ta cần phải thay đổi và cải tiến. Một số nguyên liệu này có rất nhiều lợi ích và sẽ tăng cường nỗ lực xây dựng thương hiệu và chuyên biệt hóa sản phẩm của chúng ta.

Ví dụ, một nghiên cứu gần đây ở Brazil cho thấy việc bổ sung một loại enzyme vào khẩu phần vật nuôi không chỉ cải thiện hiệu quả thức ăn mà còn giảm tổng lượng khí thải CO2 cho mỗi kg sản phẩm..

Vì vậy, chúng ta có cơ hội sử dụng các nguyên liệu thức ăn không chỉ tăng lợi nhuận mà còn góp phần vào tính bền vững hơn của việc sản xuất trứng. Đây thực sự là tình huống đôi bên Cùng có Lợi cho tất cả nhà sản xuất.

Về mặt giá cả, rõ ràng việc tăng giá khi người dân đang gặp khó khăn là một lựa chọn không đúng. Nhưng chúng ta có cơ hội để chia nhỏ phân khúc thị trường hơn nữa và tạo ra một lượng sản phẩm đặc biệt có giá cao hơn trứng thông thường.

Chúng ta phải chuyển từ thị trường trứng chung sang thị trường mà chúng ta có thể cung cấp cho người tiêu thụ nhiều lựa chọn hơn, trong đó một số lựa chọn có thể có giá cao cấp hơn. Chế biến xử lý trứng và chia nhỏ hơn phân khúc sản phẩm chế biến từ trứng cũng là một lựa chọn khác để tạo ra nhiều sản phẩm cao cấp có nhiều giá trị hơn với giá cao hơn.

Trong bối cảnh hiện tại trên toàn thế giới và ở Brazil, lối thoát nào có thể giải quyết cuộc khủng hoảng thị trường trứng?

VC – Nếu bạn xem dữ liệu gần đây của FAO, sản lượng trứng toàn cầu đã tăng 2.3% từ năm 2019 đến năm 2020, tăng thêm 2,3 triệu tấn trứng. Vì vậy, tôi cho rằng trên quy mô toàn cầu, ngành sản xuất này đã làm ăn khá tốt trong năm đầu tiên của đại due to COVID19.

Nhưng đúng là chúng ta đang trải qua thời kỳ khó khăn. Đa dạng hóa có thể là một trong những lựa chọn của chúng ta ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tôi rất coi trọng tầm quan trọng của việc chế biến xử lý trứng để mở rộng quy mô ngành sản xuất trứng và tạo ra những cơ hội mới, đáng kể nhất là ở Châu Á và Châu Mỹ La-tin.

Bạn có biết rằng ở Nhật Bản, khoảng 50% lượng trứng tiêu thụ là ở dạng sản phẩm chế biến xử lý từ trứng không? Vì người Nhật ăn khoảng 340 quả trứng mỗi năm nên rất nhiều trứng được sử dụng để chế biến.

Ở Pháp (36%), Canada (27%) hoặc Hoa Kỳ (27%), mức tiêu thụ các sản phẩm từ trứng thấp hơn so với ở Nhật Bản nhưng vẫn cao hơn nhiều so với tất cả các nước Mỹ La-tin và nhiều nước ở Châu Á. Tôi tin rằng đây là cơ hội tuyệt vời cho những nhà sản xuất trứng.

Trên toàn cầu, chưa đến 10% sản lượng trứng toàn cầu được chế biến than các loại sản phẩm trứng được chế biến thêm khác.

Tình hình hiện tại mang đến vô số tình huống có thể có lợi cho việc bán trứng:

  1. No.
  2. Sức cạnh tranh của giá trứng so với các loại protein động vật khác có giá cao hơn.
  3. Sự phục hồi hình ảnh của trứng như một loại thực phẩm lành mạnh.

Tuy nhiên, chi phí sản xuất đã lên cao đến mức làm nhiều nhà sản xuất phải ngưng hoạt động kinh doanh. Những nhà sản xuất này nên tập trung vào điều gì vào thời điểm như thế này?

VC – Tôi nghĩ tôi đã trả lời ở trên một phần nào cho câu hỏi này. Có thể điều chỉnh cấu thành chi phí thức ăn, công thức thức ăn và sự tận dụng-chuyển hóa thức ăn của gia cầm để bảo đảm thu được nhiều trứng nhất với lượng thức ăn ít nhất có thể. Và chúng ta hãy cũng cần nhớ rằng thức ăn rẻ hơn không phải lúc nào cũng có nghĩa là lợi nhuận cao hơn.

Chúng ta phải tập trung vào hiệu quả chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn cho mỗi kg trứng bán ra.

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rằng chính bản thân người tiêu thụ cũng đang thay đổi.

Đến năm 2027, dự kiến ​​thế hệ thiên niên kỷ (Millennial – sinh từ thập niên 80 đến 90) và thế hệ Z (sinh từ cuối thập niên 90 đến đầu thập niên 2000) sẽ chiếm hơn 50% người tiêu thụ. Những thế hệ người tiêu thụ trẻ tuổi này suy nghĩ khác biệt, chia sẻ những giá trị khác biệt và cũng có những nhu cầu khác biệt. Chúng ta phải tiếp cận họ theo cách khác và điều chỉnh cách tiếp thị sao cho phù hợp.

Chúng ta phải hòa nhập vào lĩnh vực Tiếp thị số (Digital Marketing). Chúng ta phải thể hiện cho người tiêu thụ biết về những gì chúng ta đang làm để bảo vệ môi trường và hành tinh chung của chúng ta. Ngành sản xuất trứng có một câu chuyện tuyệt vời để nói về tính bền vững và chúng ta phải làm điều đó!

Liên quan đến ngành sản xuất trứng của Brazil, theo ông, những rào cản nào vẫn cần phải vượt qua để ngành sản xuất này có thể phát triển nhanh hơn?

VCMột nghiên cứu gần đây tập trung vào các thảo luận về trứng trên mạng xã hội tại Hoa Kỳ cho thấy người tiêu thụ vẫn con mơ hồ về sự liên hệ giữa trứng và sức khỏe tim mạch. Như vậy, chúng ta phải tiếp tục nói về giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của trứng.

Nghiên cứu ở trên tại Hoa Kỳ cũng chứng minh rằng người tiêu dùng Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến những lợi ích mà trứng mang lại hơn là được nghe giải thích về các chất dinh dưỡng khác nhau trong trứng.

Tôi nghĩ chúng ta cần sử dụng dữ liệu từ mạng xã hội tốt hơn để điều chỉnh thông điệp sao cho phù hợp khi gửi tới người tiêu thụ.

Chúng ta cần tìm ra nhiều cách hơn để tiêu thụ trứng – đó là lý do tôi thực sự thích lựa chọn xây dựng một doanh nghiệp chế biến xử lý trứng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Người tiêu thụ sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiêu thụ trứng.

Ông có nghĩ rằng lời kêu gọi ESG (Environment-Môi trường, Social-Xã hội và Corporate Governance-Quản trị doanh nghiệp) là cơ hội tốt để ngành sản xuất trứng tiến lên phía trước không? Tại sao?

VCViệc tập trung vào ESG là một bước tiến rất tốt cho ngành trứng , không chỉ dành cho các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc đang tìm kiếm một số khoản đầu tư. Ngành trứng có một câu chuyện tuyệt vời để kể và chúng tôi có sự hỗ trợ của các tổ chức như Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO).

Number 2013, FAO trường. Nghiên cứu cho thấy ngành sản xuất trứng chỉ góp 2.3% tổng lượng khí thải nhà kinh (tương đương khoảng 200 triệu tấn CO2).

Nếu chúng ta xem xét lượng khí thải (tính theo đơn vị CO2 tương đương) trên mỗi kilôgam protein được sản xuất, thì lượng khí thải từ trứng chỉ bằng khoảng một phần mười (10%) lượng khí thải từ sản xuất thịt bò (30-40 kg CO2 eq./kg protein vs. ~ 300 kg CO2 eq./kg of protein).

Và nếu chúng ta tập trung vào các a-xít amin thiết yếu (các thành phần cơ bản strong protein mà chúng ta phải có strong chế độ ăn uống của mình), câu chuyện sẽ trở nên tuyệt vời hơn nữa.

Xét về mặt dinh dưỡng, trứng có tác động thấp nhất đến môi trường nếu so với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác.

Chúng ta cũng có 2 nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Canada đã chứng minh rõ ràng rằng lĩnh vực này đã đạt được những tiến bộ to lớn trong 50 năm qua, cả về năng suất và sự giảm thiểu tác động của nó lên hành tinh của chúng ta.

Thế hệ người tiêu dùng trẻ hơn rất quan tâm đến những vấn đề này. Một cuộc khảo sát toàn cầu với gần 19,000 người tiêu thụ được thực hiện vào năm 2020 cho thấy 44% người tiêu thụ sẵn sàng thay đổi thói quen mua thực phẩm và đồ uống để giảm tác động đến môi trường.

Chỉ có 35% người tiêu dùng phản hồi rằng họ mua thực phẩm dựa trên giá . Sự thay đổi thế hệ này mang lại một bộ giá trị mới đại biểu cho một cơ hội tuyệt vời của ngành sản xuất trứng. Chúng ta hãy đi theo hướng đó!

What are you doing in Brazil?

VC – Chúng ta đang sản xuất ra một strong những món quà tuyệt vời nhất mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Chúng ta không chỉ sản xuất trứng mà con nuôi sống thế giới!

Tôi thường trích dẫn một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2017 bởi Dr. Iannotti tại tỉnh Cotopaxi ở Ecuador, nơi tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi là khoảng 30%.

Trong vòng 6 tháng, ngoài bữa sáng bình thường, một nửa số trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 9 tháng tuổi còn ăn thêm một quả trứng mỗi ngày.

Khi kết thúc nghiên cứu, họ đã thấy rằng việc tiêu thụ trứng hàng ngày làm giảm đáng kể tình trạng còi cọc ở trẻ sơ sinh.

Một loại thực phẩm đơn giản như trứng có thể có tác động lớn đến dinh dưỡng và cuộc sống của con người. Và chúng ta có thể sản xuất trứng một cách bền vững.

Here are some things you also know:

Dr. Michèle Tixier-Boichard, Chủ tịch WPSA : “Tối ưu tốt hơn là tối đa”

[/record]

PDF
PDF
Exit mobile version